<p style="text-align: justify;">Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phân tích ý nghĩa của phong trào đấu tranh này.<br /><!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.<br />– 19/2/1946 hai vạn thuỷ binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, được sự hưởng ứng của các lực lượng dân chủ.<br />– Ngày 22.02, ở Bom-bay, 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành, mít-tinh chống Anh…lôi kéo quần chúng nổi dậy ở Can-cút-ta,Ma-đrát, Ka –ra-si.<br />– Ở nông thôn xung đột nông dân với địa chủ.<br />– Đầu năm 1947, 40 vạn công nhân Calcutta bãi công.<br />– Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).<br />– Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. <br />– 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ thành lập.<br />* Ý nghĩa<br />– Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ <br />– Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX.</p>