Bài 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Bài tập 5 trang 16 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
<p style="text-align: justify;">Trình bày sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và quan hệ gì ASEAN với Việt Nam. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong> </p><p style="text-align: justify;"><strong><em><u>1. Sự thành lập của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)</u></em></strong> </p><p style="text-align: justify;"><em>a. Bối cảnh thành lập </em> </p><p style="text-align: justify;">–  Bước vào thập niên 60, các nước  cần liên kết, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. </p><p style="text-align: justify;">– Hạn  chế  ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. </p><p style="text-align: justify;">– Đối  phó  với chiến tranh Đông Dương. </p><p style="text-align: justify;">–  Nhiều tổ chức  hợp tác  mang tính khu vực  xuất hiện ở nhiều nới. Sự thành công của  khối thị trường chung Châu Âu </p><p style="text-align: justify;">– ASEAN  là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vựC. </p><p style="text-align: justify;">– Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia). </p><p style="text-align: justify;">– Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma (09.1997), Campuchia (30.04.1999). </p><p style="text-align: justify;"><em>b. Mục tiêu</em> </p><p style="text-align: justify;">– Phát triển kinh tế và văn hóa  thông qua hợp tác chung giữa các nước thành viên. </p><p style="text-align: justify;">–  Trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. </p><p style="text-align: justify;">–  ASEAN là  1 tổ chức Liên minh chính trị – kinh tế của khu vực. </p><p style="text-align: justify;"><em>C.  Hoạt động</em> </p><p style="text-align: justify;">– Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. </p><p style="text-align: justify;">– Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).</p> <p style="text-align: justify;">* Nguyên tắc hoạt động (theo nội dung của Hiệp ước Bali): </p><p style="text-align: justify;">+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; </p><p style="text-align: justify;">+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau. </p><p style="text-align: justify;">+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. </p><p style="text-align: justify;">+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. </p><p style="text-align: justify;">–  Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương, </p><p style="text-align: justify;">– Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">– Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh. </p><p style="text-align: justify;">– Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu. </p><p style="text-align: justify;"><strong><em><u>2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN</u></em></strong> </p><p style="text-align: justify;">Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực: </p><p style="text-align: justify;">– Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước.  Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ. </p><p style="text-align: justify;">– Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau. </p><p style="text-align: justify;">– Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng. </p><p style="text-align: justify;">– Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện. </p><p style="text-align: justify;">– Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài