Blog Chia sẻ kiến thức Kỹ năng làm tốt bài văn nghị luận văn học

Kỹ năng làm tốt bài văn nghị luận văn học

10:48 01/11/2024

Nghị luận văn học là phần chiếm nhiều điểm nhất trong các kỳ thi quan trọng như thi cấp 3, đại học. Để làm tốt phần này, các bạn học sinh phải nắm chắc phương pháp làm bài bên cạnh khả năng cảm thụ tốt nhằm đặt những cảm xúc chân thật nhất của mình vào từng nét bút.

Hãy chinh phục phần này cách làm bài văn nghị luận văn học qua hướng dẫn của cô Hà Trang nhé!


Kỹ năng làm tốt bài nghị luận văn học

Vài nét về nghị luận văn học

Nghị luận văn học là dạng bài yêu cầu người viết bày tỏ quan điểm, thái độ và góc nhìn của bản thân về các tác phẩm văn học. Thông qua những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học, có thể khám phá thế giới nội tâm sâu bên trong của tác giả, thể hiện mức độ cảm thụ đối với văn học đồng thời tìm ra được những giá trị thuyết phục người khác tán thành quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

Theo nghiên cứu về cấu trúc đề thi từng năm, có thể nhận thấy nghị luận văn học thường có 7 dạng đề:

  • Nghị luận đoạn trích và đánh giá
  • Phân tích thơ
  • Phân tích văn xuôi
  • Phân tích kịch
  • So sánh văn học
  • Nghị luận một ý kiến bàn về tác phẩm
  • Nghị luận dạng liên hệ tác phẩm

Tuy nói là văn học không có một công thức cố định nào nhưng chúng ta cần phải chắc chắn rằng trước khi là một bài viết hay thì đó phải là một bài viết đúng.

Cách làm bài ở mỗi dạng đề trên sẽ có những đặc điểm chung và riêng biệt, đòi hỏi chúng ta phải nắm vững yêu cầu và phương pháp làm bài mỗi dạng để có thể viết ra một bài văn tốt.

Hãy cùng cô giáo Hà Trang của Colearn tìm hiểu cách làm bài nghị luận văn học đúng phương pháp nhé.

Xem thêm: Kỹ năng làm bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Cách làm bài văn nghị luận văn học đạt điểm cao 

Trước tiên, để làm được một bài văn nghị luận, chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc sau:

Mở bài: Chỉ nên nêu khái quát về vấn đề hay tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng vẫn cần phải thể hiện rõ ý cần diễn đạt.

Xem thêm: Cách viết mở bài hay cho bài văn nghị luận văn học

Dưới đây là một số yếu tố để có một mở bài hay do cô Trang chia sẻ nhằm giúp bài văn của bạn gây ấn tượng cho người đọc từ những câu đầu tiên:


Các yếu tố cần thiết của mở bài nghị luận văn học

Thân bài: Trình bày, phân tích chi tiết nội dung của tác phẩm, có thể chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm nhỏ.

Kết bài: Chỉ nêu những ý khái quát, không dài dòng, tránh lặp lại các ý chi tiết ở thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là “gói lại” mà còn phải “mở ra”, khơi gợi những suy tưởng cho người đọc.

Và trọng tâm chính là đi vào làm bài, chúng ta sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Phân tích đề, xác định yêu cầu của đề bài

  • Xác định dạng đề, yêu cầu nội dung, yêu cầu phạm vi dẫn chứng
  • Xác định yêu cầu của đề, triển khai luận điểm, luận cứ phù hợp, vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài

Bước 2: Tìm ý – sắp xếp ý – lập dàn ý

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích cần nghị luận, vấn đề nghị luận.
  • Thân bài: Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích để làm rõ vấn đề nghị luận và các khía cạnh đặc sắc của tác phẩm.
  • Kết bài: Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

Bước 3: Viết bài

  • Dựa trên dàn bài đã xây dựng để viết thành bài văn hoàn chỉnh
  • Chú ý làm nổi bật luận điểm, chứng minh bằng chứng luận cứ rõ ràng. Cấu trúc bài văn phải có sự liên kết, mạch lạc, chuyển tiếp nhau.

Sau khi đã đảm bảo được độ chính xác của bài viết thì phần mở rộng tiếp theo chính là một chân trời vô tận cho các bạn thỏa sức sáng tạo và thể hiện cảm xúc của mình. Bạn có thấy những kinh nghiệm làm bài trên đã giúp cho mình có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng hơn trong việc làm văn nghị luận không nào?

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn làm tốt bài Nghị luận văn học từ cô Hà Trang. Đừng quên lưu lại những kiến thức này để chắp bút cho những bài văn của bạn nhé!

Xem chi tiết tại bài giảng kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học

Chia sẻ