Khi con tu hú
Soạn bài Khi con tu hú SGK Ngữ văn 8 tập 2 chi tiết
<p style="text-align: justify;"><br /><!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;"><strong>VỀ T&Aacute;C GIẢ V&Agrave; T&Aacute;C PHẨM </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. T&aacute;c giả</strong></p> <p>- Tố Hữu (1920 - 2002) t&ecirc;n thật l&agrave; Nguyễn Kim Th&agrave;nh.</p> <p>- Qu&ecirc; gốc ở l&agrave;ng Ph&ugrave; Lai, nay thuộc x&atilde; Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thi&ecirc;n - Huế.</p> <p>- Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống ch&iacute;nh trị của Việt Nam.</p> <p>- &Ocirc;ng l&agrave; một nh&agrave; thơ ti&ecirc;u biểu của nền thơ ca c&aacute;ch mạng Việt Nam. Đồng thời &ocirc;ng cũng l&agrave; một c&aacute;n bộ c&aacute;ch mạng l&atilde;o th&agrave;nh của Việt Nam.</p> <p>- &Ocirc;ng được trao tặng Giải thưởng Hồ Ch&iacute; Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.</p> <p>- Một số t&aacute;c phẩm: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1947 - 1954), Gi&oacute; lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), M&aacute;u v&agrave; hoa (1972 - 1977&hellip;</p> <p><strong>2. T&aacute;c phẩm</strong></p> <p><strong>- Ho&agrave;n cảnh s&aacute;ng t&aacute;c: </strong>B&agrave;i thơ được s&aacute;ng t&aacute;c v&agrave;o th&aacute;ng 7 năm 1939, khi t&aacute;c giả mới bị bắt giam trong nh&agrave; lao Thừa Phủ.</p> <p><strong>- Thể thơ: </strong>B&agrave;i thơ &ldquo;Khi con tu h&uacute;&rdquo; được s&aacute;ng t&aacute;c theo thể thơ lục b&aacute;t.</p> <p><strong>- Bố cục:&nbsp;</strong>Gồm 2 phần:</p> <p>+ Phần 1. Từ đầu đến &ldquo;Đ&ocirc;i con diều s&aacute;o lộn nh&agrave;o từng kh&ocirc;ng&rdquo;: Bức tranh thi&ecirc;n nhi&ecirc;n m&ugrave;a h&egrave;.</p> <p>+ Phần 2. C&ograve;n lại: T&acirc;m trạng của người t&ugrave; chiến sĩ c&aacute;ch mạng.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 1.</strong> N&ecirc;n hiểu nhan đề b&agrave;i thơ như thế n&agrave;o? H&atilde;y viết một c&acirc;u văn c&oacute; bốn chữ đầu l&agrave; &ldquo;Khi con tu h&uacute;&rdquo; để t&oacute;m tắt nội dung b&agrave;i thơ. V&igrave; sao tiếng tu h&uacute; k&ecirc;u lại t&aacute;c động mạnh mẽ đến t&acirc;m hồn nh&agrave; thơ như vậy?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p>- Nhan đề b&agrave;i thơ c&oacute; thể được hiểu l&agrave; một cụm từ chỉ thời gian, nhưng vẫn chưa đầy đủ.</p> <p>- Nội dung: Khi con tu h&uacute; gọi bầy cũng l&agrave; khi m&ugrave;a h&egrave; đến, trong chốn ngục t&ugrave; ngột ngạt, người chiến sĩ c&aacute;ch mạng kh&aacute;t khao ch&aacute;y bỏng được tự do.</p> <p>- Tiếng tu h&uacute; k&ecirc;u t&aacute;c động mạnh mẽ đến t&acirc;m hồn nh&agrave; thơ v&igrave; n&oacute; gợi nhắc về m&ugrave;a h&egrave; ph&oacute;ng kho&aacute;ng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh t&ugrave; chật chội.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 2.</strong> Nhận x&eacute;t về cảnh m&ugrave;a h&egrave; được mi&ecirc;u tả trong 6 c&acirc;u thơ đầu. Những chi tiết n&agrave;o khiến em c&oacute; nhận x&eacute;t đ&oacute;?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p>- Cảnh m&ugrave;a h&egrave; được mi&ecirc;u tả trong s&aacute;u c&acirc;u thơ đầu v&ocirc; c&ugrave;ng sinh động, thi&ecirc;n nhi&ecirc;n hiện l&ecirc;n với đầy đủ m&agrave;u sắc, &acirc;m thanh, hương vị. Tiếng chim tu h&uacute; gọi bầy đ&atilde; l&agrave;m sống dậy trong l&ograve;ng t&aacute;c giả cảnh sắc của m&ugrave;a h&egrave; rạo rực, m&ecirc; say:</p> <p>- Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp s&ocirc;i động của m&ugrave;a h&egrave;:</p> <p>+ L&uacute;a chi&ecirc;m đang ch&iacute;n, tr&aacute;i c&acirc;y ngọt dần: hương vị ngọt ng&agrave;o, mời gọi.</p> <p>+ Tu h&uacute; gọi bầy, vườn r&acirc;m ve ng&acirc;n: &acirc;m thanh vui nhộn, đặc trưng của m&ugrave;a h&egrave;.</p> <p>+ Trời xanh cao, diều s&aacute;o lộn nh&agrave;o tầng kh&ocirc;ng: kh&ocirc;ng gian kho&aacute;ng đạt, tự do.</p> <p>=&gt; Tất cả được khắc họa bằng một hồn thơ tinh tế, t&igrave;nh y&ecirc;u cuộc sống, khao kh&aacute;t tự do m&atilde;nh liệt. Bức tranh thi&ecirc;n nhi&ecirc;n cũng v&igrave; thế vui nhộn, gi&agrave;u sức sống.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 3.</strong> Ph&acirc;n t&iacute;ch t&acirc;m trạng người t&ugrave; &ndash; chiến sĩ được thể hiện ở 4 c&acirc;u thơ cuối. Mở đầu v&agrave; kết th&uacute;c b&agrave;i thơ đều c&oacute; tiếng tu h&uacute; k&ecirc;u, nhưng t&acirc;m trạng của người t&ugrave; khi nghe tiếng tu h&uacute; thể hiện ở đoạn thơ đầu v&agrave; đoạn cuối rất kh&aacute;c nhau, v&igrave; sao?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p>- Trạng th&aacute;i cảm x&uacute;c bức bối, ngột ngạt của người t&ugrave; - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 c&acirc;u cuối:</p> <p>+ C&aacute;ch ngắt nhịp bất thường ở c&acirc;u 8 (ngắt 6/2), c&acirc;u 9 (ngắt 3/3).</p> <p>+ C&aacute;c từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng th&aacute;i với sắc th&aacute;i mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.</p> <p>+ C&aacute;c từ ngữ cảm th&aacute;n, diễn đạt sự bức x&uacute;c: &ldquo;&ocirc;i, l&agrave;m sao, th&ocirc;i, cứ&hellip;&rdquo;</p> <p>- Mở đầu v&agrave; kết th&uacute;c b&agrave;i thơ đều c&oacute; tiếng chim tu h&uacute;, nhưng:</p> <p>+ Tiếng tu h&uacute; ở đầu b&agrave;i thơ gợi ra một cảnh tượng m&ugrave;a h&egrave; s&ocirc;i động, vui tươi.</p> <p>+ C&ograve;n tiếng tu h&uacute; ở cuối b&agrave;i thơ gợi sự ngột ngạt, u uất khiến cho t&acirc;m trạng chiến sĩ th&ecirc;m đau khổ, bức bối v&igrave; cảnh giam h&atilde;m, mất tự do.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 4.</strong> Theo em, c&aacute;i hay của b&agrave;i thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm n&agrave;o?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">B&agrave;i thơ hay ở những h&igrave;nh ảnh thơ gần gũi, giản dị m&agrave; gi&agrave;u sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục b&aacute;t uyển chuyển, tự nhi&ecirc;n v&agrave; cả ở những cảm x&uacute;c thiết tha, s&acirc;u lắng, thể hiện được nguồn sống sục s&ocirc;i của người cộng sản.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài