Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
<p style="text-align: center;">“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: center;">Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam”
</p><p style="text-align: justify;">Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Khi con tu hú gọi bầy
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Vườn răm dậy tiếng ve ngân
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Trời xanh càng rộng càng cao
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
</p><p style="text-align: justify;">Bài thơ “Khi con tu hú” sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên – Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 – khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.
</p><p style="text-align: justify;">Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">“Khi con tu hú gọi bầy”</p>
<p style="text-align: justify;">Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: ‘Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng…”. Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Vườn râm dậy tiếng ve ngân
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Trời xanh càng rộng càng cao
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
</p><p style="text-align: justify;">Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao… tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút… Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế….
</p><p style="text-align: justify;">Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.
</p><p style="text-align: justify;">Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.
</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài