Văn nghị luận lớp 9 - Các thể loại văn tham khảo lớp 9
Soạn bài Khởi ngữ
<p> 1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây: </p> <p> a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn <strong> anh </strong> , anh không ghìm nổi xúc động. </p> <p> (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) </p> <p> b) <strong> Giàu </strong> , tôi cũng giàu rồi. </p> <p> (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng) </p> <p> c) Về <strong> các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ </strong> , chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […] </p> <p> (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) </p> <p> <strong> Gợi ý </strong> : </p> Còn <strong> anh </strong> ,  anh  không ghìm nổi xúc động.     <p> CN </p>     <strong> Giàu </strong> ,  tôi  cũng giàu rồi.   <strong>   </strong> <p> CN </p> <strong>   </strong>   Về <strong> các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ </strong> ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta<strong> </strong>   <p> CN </p>                   <p> 2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó. </p> <p> <strong> Gợi ý </strong> : </p> <span> <div> </div> </div> <p> - Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ. </p> <p> - Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ. </p> <p> 3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu? </p> <p> <strong> Gợi ý </strong> : Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. </p> <p> 4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ? </p> <p> <strong> Gợi ý </strong> : Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với. </p> <p> <strong> II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG </strong> </p> <p> 1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây: </p> <p> a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. </p> <p> (Kim Lân, Làng) </p> <p> b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. </p> <p> (Nam Cao, Lão Hạc) </p> <p> c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. </p> <span> <div> </div> </div> <p> (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) </p> <p> d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. </p> <p> (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) </p> <p> e) Đối với cháu, thật là đột ngột […]. </p> <p> (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) </p> <p> <strong> Gợi ý </strong> : </p> <p> - Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ. </p> <p> - Các khởi ngữ: (a) – <strong> Điều này </strong> ; (b) – <strong> Đối với chúng mình </strong> ; (c) – <strong> Một mình </strong> ; (d) – <strong> Làm khí tượng </strong> ; (e) – <strong> Đối với cháu </strong> . </p> <p> 2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu? </p> <p> a) Anh ấy <strong> làm bài </strong>  cẩn thận lắm. </p> <p> b) Tôi <strong> hiểu </strong>  rồi nhưng tôi chưa <strong> giải </strong>  được. </p> <p> <strong> Gợi ý </strong> : Cụm từ <strong> làm bài </strong>  trong câu (a), từ <strong> hiểu </strong> , <strong> giải </strong>  trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu. </p> <p> 3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì). </p> <p> <strong> Gợi ý </strong> : </p> <p> - <strong> Làm bài </strong> , anh ấy cẩn thận lắm. </p> <p> - <strong> Hiểu </strong>  thì tôi hiểu rồi, nhưng <strong> giải </strong>  thì tôi chưa giải được. </p> <p> <strong> loigiaihay.com </strong> </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài