Văn nghị luận lớp 9 - Các thể loại văn tham khảo lớp 9
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
<p> <strong> a) Đọc truyện cười sau và cho biết nội dung của nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? </strong> </p> <p> CHÀO HỎI </p> <p> Một chàng rể ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn dò là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh. </p> <p> Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi. </p> <p> Người kia dừng việc, trèo xuống một cách vất vả hỏi: </p> <p> - Có chuyện gì thế? </p> <p> - Có gì đâu! Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không? </p> <p> (Truyện cười dân gian Việt Nam) </p> <p> Gợi ý: Truyện trên liên quan đến phương châm lịch sự. </p> <p> <strong> b) Anh chàng rể trong truyện trên có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? </strong> </p> <p> Gợi ý: Để biết một phương châm hội thoại nào đó có được tuân thủ hay không, ta phải đặt nó trong tình huống giao tiếp cụ thể để xem xét. Phương châm hội thoại không phải là khuôn mẫu định sẵn, bất biến trong mọi trường hợp mà luôn có quan hệ mật thiết với tình huống giao tiếp, phù hợp với các yếu tố của tình huống giao tiếp (nói với ai, nói khi nào, ở đâu, nhằm mục đích gì). Có khi cùng một câu nói, được xem là tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp này nhưng lại bị coi là vi phạm phương châm hội thoại trong một tình huống giao tiếp khác. </p> <span> <div> </div> </div> <p> Anh chàng rể trong chuyện Chào hỏi không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Bản thân câu hỏi “Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không?” không vi phạm phương châm lịch sự; nhưng nó bị coi là không tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống: gọi một người đang đốn cành trên một cây cao xuống để hỏi. Làm như thế không những không khiến người khác hài lòng mà có thể còn gây phiền toái, khiến người giao tiếp tức giận. </p> <span> <div> </div> </div> <p> <strong> c) Tự rút ra bài học về việc đảm bảo mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. </strong> </p> <p> <strong> 2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại </strong> </p> <p> <strong> a) Xem lại những nội dung đã học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự) và cho biết em đã được biết đến sự không tuân thủ phương châm hội thoại trong những tình huống nào? </strong> </p> <p> Gợi ý: Ôn lại từng phương châm hội thoại; xem lại những ví dụ đã được phân tích và nhận xét về những tình huống mà phương châm hội thoại không được tuân thủ. </p> <p> <strong> b) Đọc đoạn đối thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Phân tích nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại trong trường hợp này. </strong> </p> <p> An: – Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không? </p> <span> <div> </div> </div> <p> Ba: – Đâu khoảng đầu thế kỉ XX. </p> <p> Gợi ý: Câu trả lời của Ba có đáp ứng được câu hỏi của An không? Tại sao? </p> <p> Trong trường hợp trên, phương châm về lượng đã bị vi phạm. Thông tin mà Ba cung cấp không đủ về lượng so với nhu cầu đặt ra trong câu hỏi của An (An hỏi cụ thể “năm nào”, Ba chỉ giải đáp chung chung, không cụ thể “khoảng đầu thế kỉ XX”. Nguyên nhân trực tiếp của trường hợp vi phạm này là người giao tiếp không có đủ vốn hiểu biết về năm chế tạo chiếc máy bay đầu tiên. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác: để đảm bảo phương châm về chất. Nếu trả lời với một nội dung thông tin sai, không xác thực thì sự vi phạm phương châm hội thoại sẽ nghiêm trọng hơn: vi phạm phương châm về chất. Để tránh vi phạm phương châm về chất, Ba đã phải chọn cách trả lời chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng. </p> <span> <div> </div> </div> <p> <strong> c) Một bác sĩ không nói thật với một bệnh nhân mắc chứng bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của người này. Như vậy, bác sĩ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Trong tình huống nào thì sự vi phạm như trên có thể được chấp nhận? </strong> </p> <p> Gợi ý: Người bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất. Có thể đây là sự lựa chọn của người bác sĩ, vì nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của người bệnh có thể sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ. Người bác sĩ có thể không nói ra sự thật và động viên bệnh nhân lạc quan, đây là việc làm nhân đạo. Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đấy. </p> <p> <strong> d) Hãy kể thêm những tình huống không tuân thủ phương châm về chất vì những mục đích cao hơn như trong trường hợp trên. </strong> </p> <p> Gợi ý: Giặc tràn đến càn quét, bắt người dân phải khai ra cơ sở cách mạng, nơi che giấu chiến sĩ cách mạng. Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao? </p> <span> <div> </div> </div> <p> <strong> e) Khi một người nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người này có vi phạm phương châm về lượng không? Tại sao? </strong> </p> <p> Gợi ý: Để biết câu này có vi phạm phương châm về lượng hay không thì phải phân tích ý nghĩa của nó. Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu này không đem lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, ngụ ý của người nói, thì câu này chứa nội dung thông tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc. </p> <p> Như vậy, có khi, để gây chú ý, muốn thể hiên một ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại. </p> <p> <strong> II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG </strong> </p> <p> <strong> 1. Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong mẩu chuyện sau? Phân tích nguyên nhân của sự vi phạm ấy. </strong> </p> <span> <div> </div> </div> <p> Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố. Ông bố đáp: </p> <p> - Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa. </p> <p> Gợi ý: </p> <p> - Cậu bé 5 tuổi có thể hiểu được sự chỉ dẫn của ông bố không? Vì sao? </p> <p> - Ông bố đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? </p> <p> Ở đây, người bố đã không chú ý đến phương châm cách thức. Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được đâu là “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”; đối với đối tượng giao tiếp này, câu nói đó là mơ hồ. Như thế, câu nói của người bố cũng không đảm bảo mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp (ở đây là người giao tiếp: nói với ai?). </p> <p> <strong> 2. Phương châm hội thoại nào đã không được các nhân vật trong đoạn trích dưới đây tuân thủ? Sự vi phạm đó có chấp nhận được không? Vì sao? </strong> </p> <p> Gợi ý: </p> <p> […] Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão: </p> <p> - Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. </p> <p> (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) </p> <p> Gợi ý: </p> <p> - Đến nhà người khác mà không chào hỏi thì là vi phạm phương châm hội thoại nào? </p> <p> - Bằng những hiểu biết về nội dung câu chuyện Chân, Tay, Mắt, Miệng, hãy giải thích rằng lời nói của cậu Tay là vi phạm phương châm lịch sự và phương châm về chất. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài