1. Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Trải nghiệm cùng văn bản
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><strong>Trải nghiệm cùng VB 1</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kĩ năng đọc hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục vì bộ lễ phục trái với bình thường, đôi bít tất lụa quá chật, Giuốc-đanh cảm thấy khổ sở, khó chịu khi mặc chúng.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p><strong>Trải nghiệm cùng VB 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kĩ năng đọc hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục vì ông Giuốc-đanh trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc. Còn bác phó may láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh. Bộ lễ phục chật, may hoa ngược, bít tất lụa và đôi giày chật mà ông Giuốc-đanh vẫn chấp nhận đau đớn, ngược đời chỉ vì kém hiểu biết, học đòi làm sang, muốn được danh quý phái.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p><strong>Trải nghiệm cùng VB 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kĩ năng đọc hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may:</p>
<p>- Tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được “làm sang”.</p>
<p>- Tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p><strong>Trải nghiệm cùng VB 4</strong></p>
<p><strong>Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kĩ năng đọc hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Đoạn in nghiêng này là lời của người dẫn truyện - cũng là của tác giả</p>
<p>Đây là lời của tác giả hướng dẫn cho nhân vật diễn, để toát lên được đặc điểm, tính cách nhân vật.</p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p><strong>Trải nghiệm cùng VB 5</strong></p>
<p><strong>Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kĩ năng đọc hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh: Tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Tay thợ phụ liên tục tung hô ông Giuốc-đanh từ “ông lớn”, “cụ lớn” đến “đức ông” và ông Giuốc-đanh liên tục thưởng tiền cho anh ta mặc dù biết “nếu nó tôn ta là bậc tướng công thì nó sẽ được cả túi tiền mất” nhưng sự háo danh đã thắng.</p>
<div>
<p>⇒ Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.</p>
</div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài