4. Thực hành Tiếng Việt bài 1
Câu 1
<p><strong>Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:</p>
<p>a. Tuổi thơ chở đầy cổ tích</p>
<p>Dòng sông lời mẹ ngọt ngào</p>
<p>Đưa con đi cùng đất nước</p>
<p>Chòng chành nhịp võng ca dao</p>
<p style="text-align: left;" align="center">(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)</p>
<p>b. Con nghe thập thình tiếng cối</p>
<p> Mẹ ngồi giã gạo ru con</p>
<p style="text-align: left;" align="center">(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)</p>
<p>c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.</p>
<p style="text-align: left;" align="right">(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đáy giếng)</p>
<p>d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.</p>
<p style="text-align: left;" align="right">(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>a, Từ tượng hình: chòng chành</p>
<p>Tác dụng: Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gửi gắm tư tưởng tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương, biết ơn sự chăm sóc, yêu thương của mẹ. </p>
<p>b, Từ tượng thanh: thập thình</p>
<p>Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi vất vả và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, khắc họa người mẹ tần tảo, hi sinh và sự biết ơn của người con.</p>
<p>c, Từ tượng hình: Nghênh ngang</p>
<p> Từ tượng thanh; ồm ộp</p>
<p>Tác dụng; Giúp người đọc dễ hình dung ra dáng vẻ, âm thanh của sự vật, hiện tượng được nhắc tới</p>
<p>d, Từ tượng thanh: Phanh phách</p>
<p>Tác dụng: Giúp tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật, miêu tả đúng tính chất của đối tượng được nhắc tới.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài