Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">– Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?
</p><p style="text-align: justify;">– Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc và các yếu tố nào?
</p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:
</p><p style="text-align: justify;">* Làm tăng thể tích lồng ngực:
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.
</p><p style="text-align: justify;">+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
</p><p style="text-align: justify;">* Làm giảm thể tích lồng ngực:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
</p><p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.
</p><p style="text-align: justify;">– Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:
</p><p style="text-align: justify;">+ Tầm vóc
</p><p style="text-align: justify;">+ Giới tính
</p><p style="text-align: justify;">+ Tình trạng sức khỏe
</p><p style="text-align: justify;">+ Sự tập luyện
</p>