Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn
Bài 2 trang 129 SGK Sinh học 7
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. </p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong> </p><p style="text-align: justify;">Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là: </p><p style="text-align: justify;">    – Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">    – Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.</p> <p style="text-align: justify;">    – Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn. </p><p style="text-align: justify;">    – Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước. </p><p style="text-align: justify;">    – Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn. </p><p style="text-align: justify;">    – Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài