Hướng dẫn giải Hoạt động (Trang 68 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong>Hoạt động (Trang 68 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức):</strong></p>
<p><strong><em>1. Trong thí nghiệm ở phần mở đầu bài học, nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di</em></strong></p>
<p><strong><em> chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực</em></strong></p>
<p><strong><em>kế sẽ giống nhau hay khác nhau? Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.</em></strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><strong><em>Lời giải:</em></strong></span></p>
<p>Trong thí nghiệm ở phần mở đầu bài học, nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển</p>
<p>về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế giống nhau.</p>
<p>Vì lực kế 1 tác dụng lực kéo vào lực kế 2 một lực thì lực kế 2 cũng sẽ tác dụng vào lực kế 1 một lực</p>
<p>có độ lớn tương đương.</p>
<p>Học sinh tự làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.</p>
<p><strong>2. </strong><em><strong>Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây của</strong></em></p>
<p><em><strong> lực và phản lực:</strong></em></p>
<p><em><strong>- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời).</strong></em></p>
<p><em><strong>- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều </strong></em></p>
<p><em><strong>(hai lực như vậy là hai lực trực đối).</strong></em></p>
<p><em><strong>- Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai vật khác nhau).</strong></em></p>
<p><em><strong>- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Ví dụ:</p>
<p>- Khi ta bước ra khỏi thuyền, chân ta tác dụng lực lên thuyền thì thuyền cũng tác dụng lực lên chân,</p>
<p>thuyền và người chuyển động ngược hướng nhau, cả hai lực cùng là lực đẩy giúp thuyền và người</p>
<p>tiến lên phía trước.</p>
<p>⇒ Hai lực xuất hiện đồng thời, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật khác nhau, hai lực cùng loại.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-2-trang-68-vat-li-10-132120.PNG" alt="Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau" width="251" height="184" /></p>
<p>Bóng bay đến đập vào tường, bóng tác dụng lên tường một lực thì tường cũng tác dụng ngược lại</p>
<p>một lực vào bóng, hai lực xuất hiện đồng thời, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật khác nhau</p>
<p>nên làm bóng bay ngược lại, tường đứng yên do nó rất vững chãi.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-2-trang-68-vat-li-10-132121.PNG" alt="Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau" width="309" height="171" /></p>
<p>Các cặp lực này có đặc điểm:</p>
<p><em>- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời).</em></p>
<p><em>- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy </em></p>
<p><em>là hai lực trực đối).</em></p>
<p><em>- Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai vật khác nhau).</em></p>
<p><em>- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.</em></p>