Hướng dẫn giải Câu hỏi 2 (Trang 61 SGK Vật lí 10, Bộ Kết Nối Tri Thức)
<p><strong>Câu hỏi 2 (Trang 61 SGK Vật lí 10, Bộ Kết Nối Tri Thức):</strong></p>
<p><strong>1. Mô tả và giải thích điều gì xảy ra đối với một hành khách ngồi trong ô tô ở các tình huống sau:</strong></p>
<p>a) Xe đột ngột tăng tốc</p>
<p>b) Xe phanh gấp</p>
<p>c) Xe rẽ nhanh sang trái</p>
<p><strong><span style="text-decoration: underline;"><em>Hướng dẫn giải:</em></span></strong></p>
<p>a) Khi xe đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ ngả người về phía sau.</p>
<p>Vì theo quán tính, khi xe tăng tốc đột ngột thì người ngồi trong xe có xu hướng bảo toàn vận tốc cả</p>
<p>về hướng và độ lớn, nên khi xe tiến về phía trước đột ngột thì người chưa kịp thay đổi theo nên có xu</p>
<p>hướng ngả về phía sau.</p>
<p>b) Khi xe phanh gấp thì hành khách sẽ ngả người về phía trước.</p>
<p>Vì khi ô tô đang chuyển động thì cả ô tô và người đều chuyển động. Khi ô tô phanh gấp thì ô tô dừng</p>
<p>lại còn hành khách trong xe theo quán tính nên vẫn di chuyển về phía trước.</p>
<p>c) Khi xe rẽ nhanh sang trái thì người sẽ nghiêng về phía bên phải.</p>
<p>Vì khi xe đang chuyển động thì người và xe chuyển động cùng một hướng. Nhưng khi xe rẽ trái thì</p>
<p>người theo quán tính vẫn chuyển động theo hướng cũ nên bị nghiêng về bên phải.</p>
<p><strong>2. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s dưới tác dụng của các lực. Nếu bỗng nhiên </strong></p>
<p><strong>các lực này mất đi thì:</strong></p>
<p>A. Vật dừng lại ngay.</p>
<p>B. Vật đổi hướng chuyển động.</p>
<p>C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.</p>
<p>D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.</p>
<p><strong><span style="text-decoration: underline;"><em>Hướng dẫn giải:</em></span></strong></p>
<p>Theo định luật 1 Newton, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật đang chuyển động</p>
<p>sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.</p>
<p>Do đó, khi các lực tác dụng lên vật mất đi, vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.</p>
<p><strong>Đáp án đúng là: D</strong></p>
<p><strong>3. Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác</strong></p>
<p><strong> dụng một lực lên nó.</strong></p>
<p><strong><span style="text-decoration: underline;"><em>Hướng dẫn giải:</em></span></strong></p>
<p>- Vật có khối lượng để trên mặt bàn sẽ luôn có trọng lực tác dụng lên vật.</p>
<p>- Theo định luật 1 Newton, vật nằm yên nên hợp lực tác dụng lên vật phải bằng 0.</p>
<p>⇒ Vật chịu thêm tác dụng của một lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực – đó</p>
<p>chính là phản lực từ bàn tác dụng lên vật.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/cau-hoi-3-trang-61-vat-li-10-131864.PNG" alt="Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn" width="334" height="176" /></p>