Em có thể (Trang 62 SGK Vật lí 10, Bộ Kết Nối Tri Thức):
1. Dùng khái niệm quán tính để giải thích hiện tượng trong Hình 14.5:
Khi dùng tay kéo từ từ tờ giấy và khi giật mạnh tờ giấy.
Lời giải:
-) Khi kéo từ từ tờ giấy thì cả cốc và tờ giấy đều sẽ chuyển động.
-) Khi giật mạnh tờ giấy thì cốc vẫn đứng yên tại chỗ, vì theo quán tính cốc
không kịp thay đổi trạng thái nên nó đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
2. Giải thích được nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan
đến quán tính. Chuẩn bị một bài thuyết trình (dài khoảng 15 phút) về đề tài
sau đây: Rất nhiều vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính. Em hãy
nêu một số ví dụ về điều đó và cách phòng tránh những tai nạn này.
Lời giải:
- Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến quán tính: đó là do các
phương tiện giao thông đang chạy với tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ thì phanh
gấp. Một số tình huống có thể xảy ra như sau:
+ Xe không dừng lại ngay được mà vẫn tiếp tục chuyển động thêm một đoạn do có quán
tính. Va chạm với phương tiện giao thông khác gây ra các thiệt hại về người và tài sản.
+ Xe dừng lại đột ngột, tuy nhiên theo quán tính xe có xu hướng bảo toàn vận tốc nên có
thể bị lật nhào, gây ra các va đập cực mạnh, gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng cho
người trong xe và các người tham gia giao thông khác.
- Ví dụ về những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính:
+ Xe đang chạy với tốc độ cao, dừng, hãm phanh đột ngột.
Xe phanh gấp
+ Tăng tốc (xe máy, ô tô, …) đột ngột.
+ Xe đang chạy mà rẽ sang trái, sang phải đột ngột, quá gấp.
Chuyển hướng bất ngờ
+ Xe chở quá tải, xe chạy ba, xe lạng lách…
Xe chở quá tải
- Để phòng tránh những tai nạn này, chúng ta cần:
+ Chạy đúng tốc độ quy định.
+ Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác.
+ Bật xi nhan ở khoảng cách phù hợp trước khi muốn chuyển làn, rẽ phải, rẽ trái, …
+ Không chở quá số người quy định.