Giải SGK Vật Lí 10 - Bộ Chân Trời Sáng Tạo
(Mục lục Giải SGK Vật Lí 10 - Bộ Chân Trời Sáng Tạo)
Bài 10. Ba định luật Newton về chuyển động
Lý thuyết Ba định luật Newton về chuyển động

Lý thuyết Vật lí 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động

  1. ĐỊNH LUẬT I NEWTON

Nhắc lại về khái niệm lực

- Lực là sự kéo hoặc đẩy

- Lực có các tác dụng: làm biến dạng vật hoặc làm thay đổi vận tốc của vật.

  • Lực luôn do một vật tạo ra và tác dụng lên vật khác. Có 2 loại lực: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Khái niệm quán tính

- Vật luôn có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của mình. Tính chất này đươc gọi là quán tính của vật.

Quyển sách, quả bóng giữ nguyên trạng thái đứng yên

Xe phanh gấp, người bị ngả về phía trước

Định luật I Newton

- Nội dung: Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.

  • Ý nghĩa của định luật I Newton: Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật

Quả bóng có xu hướng bảo toàn vận tốc

  1. ĐỊNH LUẬT II NEWTON

Tiến hành thí nghiệm khảo sát mối liên hệ về độ lớn của gia tốc và độ lớn của lực tác dụng

Bố trí các dụng cụ và sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ.

  1. Định luật II Newton

- Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng của vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật:

- Trong hệ SI, đơn vị của lực là N (newton)

1 N = 1kg. 1m/s2

- Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì lực  trong biểu thức là lực tổng hợp của tất cả các lực thành phần:

  1. Mức quán tính của vật

- Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật

  • Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc tức là gia tốc càng nhỏ, nghĩa là vật có mức quán tính lớn. Ngược lại vật có khối lượng nhỏ thì mức quán tính nhỏ.

Tàu hỏa có khối lượng lớn, mức quán tính lớn

Xe ô tô có mức quán tính lớn hơn xe máy

Lực bằng nhau – Lực không bằng nhau

  • Hai lực bằng nhau: Khi lần lượt tác dụng vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc bằng nhau (giống nhau về hướng và bằng nhau về độ lớn)

  • Hai lực không bằng nhau: Khi tác dụng lần lượt vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc khác nhau (về hướng hoặc độ lớn).

Nếu cho hai lực đồng thời tác dụng vào cùng một vật theo hướng ngược nhau, ta có hai trường hợp có thể xảy ra:

+ Vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Hai lực này được gọi là hai lực cân bằng.

Vận động viên đang giữ tạ, khi đó lực nâng của vận động viên và trọng lực tác dụng lên tạ cân bằng nhau

+ Vật thu gia tốc và chuyển động theo hướng của lực có độ lớn lớn hơn. Hai lực này được gọi là hai lực không cân bằng.

Tên lửa đang tăng tốc, lực tác dụng lên tên lửa không cân bằng (lực đẩy và trọng lực)

  1. ĐỊNH LUẬT III NEWTON

- Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có điểm đặt lên hai vật khác nhau, có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều

- Một trong hai lực trong định luật III Newton được coi là lực tác dụng, lực kia gọi là phản lực. Cặp lực này:

+ Có cùng bản chất

+ Là hai lực trực đối

+ Xuất hiện và biến mất cùng lúc

+ Tác dụng vào hai vật khác nhau nên không thể triệt tiêu lẫn nhau.

Người tác dụng lên đệm một lực, đệm tác dụng ngược lại người một lực

Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Hướng dẫn giải Mở đầu (Trang 55 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 1 (Trang 55 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 2 (Trang 56 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 3 (Trang 57 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Luyện tập 1 (Trang 57 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Vận dụng 1 (Trang 57 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 4 (Trang 59 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 5 (Trang 60 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 6 (Trang 61 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 7 (Trang 62 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 8 (Trang 62 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Luyện tập 2 (Trang 62 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Vận dụng 2 (Trang 62 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 9 (Trang 62 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 10 (Trang 63 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Thảo luận 11 (Trang 64 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Luyện tập 3 (Trang 65 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Vận dụng 3 (Trang 65 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Bài 1 (Trang 65 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Bài 2 (Trang 65 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Hướng dẫn giải Bài 3 (Trang 65 SGK Vật Lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
Xem lời giải
Chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 10
action
thumnail

Động học chất điểm

Lớp 10Vật lí51 video
action
thumnail

Động lực học chất điểm

Lớp 10Vật lí52 video
action
thumnail

Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Lớp 10Vật lí29 video