Hướng dẫn giải Bài 5 (Trang 107 SGK Toán 6, Bộ Chân trời sáng tạo, Tập 2)
<p><strong>Bài 5 (Trang 113 SGK Toán lớp 6 Tập 2 - Bộ Chân trời sáng tạo):</strong></p>
<p>Kết quả kiểm tra môn Toán và Ngữ văn của một số học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên cho ở bảng sau:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/01082022/bai-5-trand-107-toan-lop-6-tap-2-chan-troi-72277-gVWbEO.png" width="524" height="349" /></p>
<p>(Ví dụ: Số học sinh có kết quả Toán – giỏi, Ngữ văn – khá là 20).</p>
<p>Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện một học sinh được chọn ra một cách ngẫu nhiên có kết quả:</p>
<p>a) Môn Toán đạt loại giỏi.</p>
<p>b) Loại khá trở lên ở cả hai môn.</p>
<p>c) Loại trung bình ở ít nhất một môn.</p>
<p> </p>
<p><em><strong>Hướng dẫn Giải:</strong></em></p>
<p>Tổng số học sinh tham gia kiểm tra là:</p>
<p>40 + 20 + 15 + 15 + 30 + 10 + 5 + 15 + 20 = 170 (học sinh).</p>
<p>a) Số học sinh môn Toán đạt loại giỏi là: 40 + 20 + 15 = 75 (học sinh).</p>
<p>Xác suất thực nghiệm của sự kiện chọn ra học sinh môn Toán đạt loại giỏi là: </p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mn>75</mn><mo> </mo><mo>:</mo><mo> </mo><mn>170</mn><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>75</mn><mn>170</mn></mfrac><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>15</mn><mn>34</mn></mfrac><mo>.</mo></math></p>
<p>Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện chọn một học sinh được ra một cách ngẫu nhiên có kết quả học sinh môn Toán đạt loại giỏi là <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mn>15</mn><mn>34</mn></mfrac><mo>.</mo></math></p>
<p>b) Số học sinh được chọn đạt loại khá trở lên ở cả hai môn bằng tổng số học sinh đạt loại giỏi cả hai môn, giỏi một môn – khá một môn và khá cả hai môn.</p>
<p>Khi đó, số học sinh được chọn đạt loại khá trở lên ở cả hai môn là: 40 + 15 + 20 + 30 =105 (học sinh).</p>
<p>Xác suất thực nghiệm của sự kiện một học sinh được chọn đạt loại khá ở cả hai môn là:</p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mn>105</mn><mo> </mo><mo>:</mo><mo> </mo><mn>170</mn><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>105</mn><mn>170</mn></mfrac><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>21</mn><mn>34</mn></mfrac><mo>.</mo></math></p>
<p>Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện chọn một học sinh được ra một cách ngẫu nhiên có kết quả loại khá ở cả hai môn là <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mn>21</mn><mn>34</mn></mfrac><mo>.</mo></math></p>
<p>c) Số học sinh được chọn đạt loại trung bình ở ít nhất một môn, nghĩa là số học sinh đạt loại trung bình một trong hai môn (giỏi một môn – trung bình một môn, khá một môn – trung bình một môn) hoặc đạt loại trung bình cả hai môn.</p>
<p>Do đó, số học sinh đạt loại trung bình ít nhất một môn là: 5 + 15 + 20 + 15 + 10 = 65 (học sinh).</p>
<p>Xác suất thực nghiệm của sự kiện học sinh được chọn đạt loại trung bình ở ít nhất một môn là:</p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mn>65</mn><mo> </mo><mo>:</mo><mo> </mo><mn>170</mn><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>65</mn><mn>170</mn></mfrac><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>13</mn><mn>34</mn></mfrac><mo>.</mo></math></p>
<p>Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện chọn một học sinh được ra một cách ngẫu nhiên có kết quả đạt loại trung bình ở ít nhất một môn là <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mn>13</mn><mn>34</mn></mfrac><mo>.</mo></math></p>