Hướng dẫn Giải Bài 3 (Trang 8, SGK Toán 6, Tập 1, Bộ Cánh Diều)
<p><strong>Bài 3 (Trang 8 SGK Toán lớp 6 Tập 1 - Bộ Cánh diều):</strong></p>
<p>Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:</p>
<p>a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14};</p>
<p>b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50};</p>
<p>c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};</p>
<p>d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.</p>
<p> </p>
<p><strong><em><span style="text-decoration: underline;">Hướng dẫn giải:</span></em></strong></p>
<p>a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}</p>
<p>Ta thấy tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 14 nên các phần tử thuộc tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12.</p>
<p>Vậy ta viết tập hợp A là:</p>
<p>A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}.</p>
<p>b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}</p>
<p>Ta thấy tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 nên các phần tử thuộc tập hợp B là: 42; 44; 46; 48.</p>
<p>Vậy ta viết tập hợp B là:</p>
<p>B = {42; 44; 46; 48}.</p>
<p>c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};</p>
<p>Ta thấy tập hợp C là các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 15 nên các phần tử thuộc tập hợp C là 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13.</p>
<p>Do đó ta viết tập hợp C là:</p>
<p>C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}.</p>
<p>d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.</p>
<p>Ta thấy tập hợp D là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 20 nên các phân tử thuộc tập hợp D là: 11; 13; 15; 17; 19.</p>
<p>Do đó ta viết tập hợp D là:</p>
<p>D = {11; 13; 15; 17; 19}.</p>
Hướng dẫn Giải Bài 3 (Trang 8, SGK Toán 6, Tập 1, Bộ Cánh Diều)