Bài 3. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Luyện tập và Vận dụng (Trang 21 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong>Luyện tập và Vận dụng (Trang 21 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức):</strong></p>
<p><strong>1. Phân biệt các cấp độ tổ chức sống?</strong></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p> </p>
<p dir="ltr">Các cấp độ cơ bản của tổ chức sống bao gồm:</p>
<p dir="ltr"> Tế bào -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã - Hệ sinh thái</p>
<p dir="ltr">* Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống.</p>
<p dir="ltr"> Tế bào được tổ chức từ các bậc tổ chức nhỏ hơn: Các bào quan</p>
<p dir="ltr">* Cơ thể là cấp độ tổ chức sống được có các cấp bậc cấu trúc trung gian như mô, cơ quan, hệ cơ quan.</p>
<p dir="ltr">* Quần thể là tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định.</p>
<p dir="ltr">* Quần xã là tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lí ở cùng một thời điểm.</p>
<p dir="ltr">* Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.</p>
<p><strong>2. Một con robot cũng có khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh, thậm chí trả lời các câu hỏi và đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bác sĩ trong việc điều trị bệnh. Con robot có đặc điểm nào giống và khác với vật sống.</strong></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 100%;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 9.94764%;"> </td>
<td style="width: 41.7103%;"><strong>Robot</strong></td>
<td style="width: 48.3421%; text-align: center;"><strong>Vật sống</strong></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 9.94764%;" rowspan="3"><strong>Sự giống nhau</strong></td>
<td style="width: 90.0524%; text-align: center;" colspan="2">Có khả năng di chuyển</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 90.0524%; text-align: center;" colspan="2">Có khả năng trả lời, phản ứng lại với các kích thích bên ngoài</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 90.0524%; text-align: center;" colspan="2">Có khả năng chuyển hóa các dạng năng lượng</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 9.94764%;" rowspan="3"><strong>Sự khác nhau</strong></td>
<td style="width: 41.7103%; text-align: left;">- Do con người tạo ra, không có khả năng tự sinh sản ra các thế hệ sau</td>
<td style="width: 48.3421%; text-align: left;">- Con người được cha mẹ sinh ra và có khả năng giao phối, sinh sản tạo ra các thế hệ sau</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 41.7103%; text-align: left;">- Các phản ứng của robot là các chương trình, thuật toán được con người cài đặt sẵn</td>
<td style="width: 48.3421%; text-align: left;">- Các phản ứng của con người là bẩm sinh hoặc học được trong quá trình sinh trưởng và phát triển</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 41.7103%;">- Không có khả năng lớn lên và phát triển theo thời gian</td>
<td style="width: 48.3421%; text-align: left;">- Có khả năng lớn lên và phát triển theo thời gian</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><strong>3. Thế giới sống liên tục tiến hóa dựa trên cơ sở nào?</strong></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Thông tin di truyền trong các phân tử DNA được truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế này sang thế hệ khác một cách tương đối chính xác nhưng cũng luôn phát sinh những đột biến.</p>
<p>- Đồng thời, môi trường sống khác nhau tạo ra áp lực chọn lọc những cá thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường.</p>
<p>→ Như vậy, chính sự phát sinh các biến dị di truyền và áp lực của chọn lọc là cơ sở thúc đẩy sự tiến hóa liên tục của thế giới sống.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài