Luyện tập và Vận dụng (Trang 107 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức):
1. Hãy xếp các ảnh chụp các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi (ở hình bên) theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân.
Hướng dẫn trả lời:
Xếp các ảnh chụp các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi (ở hình bên) theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân:
1 – Có 1 tế bào, các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau (kì đầu I)
4 – Có 1 tế bào, các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa I)
2 – Có 1 tế bào, các NST đang phân li về hai cực của tế bào (kì sau I)
3 – Có 1 tế bào, các NST nằm trong 2 nhân ở hai cực của tế bào (kì cuối I)
8 – Có 2 tế bào con, các NST ở trạng thái bắt đầu co xoắn (kì đầu II)
7 – Có 2 tế bào con, các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).
6 – Có 2 tế bào con, các NST di chuyển về các cực của tế bào (kì sau II)
5 – Các nhân mới hình thành, tế bào chất phân chia tạo thành tạo thành 4 tế bào con (kì cuối II).
2. Bạn có một cây cam cho quả rất ngon và sai quả. Nếu muốn nhân rộng giống cam của mình, bạn sẽ chọn phương pháp chiết cành hay chọn nhân giống bằng hạt lấy từ quả của cây cam này? Hãy giải thích sự lựa chọn của bạn.
Hướng dẫn trả lời:
- Nếu muốn nhân rộng giống cam của mình thì sẽ chọn phương pháp chiết cành.
- Giải thích:
+ Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính, dựa trên cơ sở là hình thức nguyên phân (các tế bào của cây mẹ nguyên phân để giúp cây con sinh trưởng và phát triển). Do đó, nếu chiết cành thì cây con sẽ giữ được những đặc tính của cây mẹ đồng thời vì cành đã được phát triển đến độ tuổi nhất định nên sớm cho quả hơn.
+ Ngược lại, nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống hữu tính, hạt được tạo ra qua quá trình giảm phân và thụ tinh nên có thể có vật chất di truyền khác với cây mẹ. Điều đó, khiến cho mục đích nhân giống để giữ lại các đặc tính tốt của cây khó mà thực hiện được.