Dừng lại và Suy ngẫm (Trang 107 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong>Dừng lại và Suy ngẫm (Trang 107 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức):</strong></p>
<p><strong>1. Giải thích vì sao quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài?</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p>Quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài:</p>
<p>- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.</p>
<p>- Tế bào hợp tử 2n trải qua niều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.</p>
<p><strong>2. Nêu điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân.</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p>Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân:</p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 100.014%;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;"><strong>Nguyên phân</strong></td>
<td style="width: 50.0395%;"><strong>Giảm phân</strong></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;">- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.</td>
<td style="width: 50.0395%;">- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;">- Có một lần phân bào.</td>
<td style="width: 50.0395%;">- Có hai lần phân bào.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;">- Không có sự bắt cặp và trao đổi chéo.</td>
<td style="width: 50.0395%;">- Ở kì đầu I, xảy ra sự bắt cặp và trao đổi chéo.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;" rowspan="2">- Ở kì giữa, NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.</td>
<td style="width: 50.0395%;">- Ở kì giữa I, NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;">- Ở kì giữa II, NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;">- Từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con.</td>
<td style="width: 50.0395%;">- Từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;">- Số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên.</td>
<td style="width: 50.0395%;">- Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nửa.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 50.0395%;">- Tế bào con có vật chất di truyền giống nhau và giống tế bào mẹ.</td>
<td style="width: 50.0395%;">- Tế bào con có thể có vật chất di truyền không giống nhau.</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><strong>3. Trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân I có vai trò gì?</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p>Sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân I tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác nhau, các giao tử kết hợp với nhau tạo các hợp tử có kiểu gen khác nhau. Đây là cơ sở để tạo ra vô số các biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.</p>