Dừng lại và suy ngẫm (Trang 144 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong>Dừng lại và suy ngẫm (Trang 144 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức):</strong></p>
<p><img src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/12122022/hinh-242-trand-143-sdk-sinh-hoc-10-kntt-gGTAxa.jpg" alt="" width="700" height="363" /></p>
<p><strong>1. Quan sát hình 24.2, thực hiện các yêu cầu sau: Mô tả các bước trong quá trình nhân lên của virus.</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p>Quá trình nhân lên của các loại virus về cơ bản là giống nhau đều trải qua năm giai đoạn:</p>
<p>(1) Giai đoạn hấp thụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.</p>
<p>(2) Giai đoạn xâm nhập: Đây là giai đoạn vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ.</p>
<p>- Đối với thực khuẩn thể - loại virus kí sinh ở vi khuẩn, DNA của virus được tiêm vào trong tế bào vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein ở bên ngoài.</p>
<p>- Nhiều virus có vỏ ngoài ở động vật đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein.</p>
<p>- Virus thực vật xâm nhập từ cây này sang cây khác qua các vết thương của tế bào do côn trùng là ổ chứa virus chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây.</p>
<p>(3) Giai đoạn tổng hợp: Đây là giai đoạn tổng hợp các bộ phận của virus. Trong đó, virus sử dụng enzyme và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp nên nucleic acid và vỏ protein cho riêng mình. Một số virus phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.</p>
<p>(4) Giai đoạn lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.</p>
<p>(5) Giai đoạn giải phóng: Virus ra khỏi tế bào chủ. Khi đã vào được bên trong tế bào, các virus nhân lên theo hai cách đó được gọi là chu kì sinh tan hoặc chu kì tiềm tan hay sử dụng cả hai cách trên.</p>
<p><strong>2. Quan sát hình 24.2, thực hiện các yêu cầu sau: Phân biệt chu kì sinh tan với chu kì tiềm tan của thể thực khuẩn.</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p> </p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 100.014%;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 23.7489%;"><strong>Điểm </strong><strong>phân biệt</strong></td>
<td style="width: 37.6474%;"><strong>Chu kì sinh tan</strong></td>
<td style="width: 38.6033%;"><strong>Chu kì tiềm tan</strong></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 23.7489%;"><strong>Tên gọi loại virus gây ra</strong></td>
<td style="width: 37.6474%;">- Virus độc.</td>
<td style="width: 38.6033%;">- Virus ôn hòa.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 23.7489%;"><strong>Cơ chế</strong></td>
<td style="width: 37.6474%;">
<p>- Vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ.</p>
<p>- Nhân lên nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ.</p>
</td>
<td style="width: 38.6033%;">
<p>- Vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.</p>
<p>- Không nhân lên thế hệ virut trong tế bào chủ.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 23.7489%;"><strong>Kết quả</strong></td>
<td style="width: 37.6474%;">- Làm tan tế bào chủ.</td>
<td style="width: 38.6033%;">- Không làm tan tế bào chủ.</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 23.7489%;"><strong>Mối quan hệ</strong></td>
<td style="width: 37.6474%;">- Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan.</td>
<td style="width: 38.6033%;">- Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.</td>
</tr>
</tbody>
</table>