<p>Cho lá sắt vào</p>
<p>a) dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><msub><mi>SO</mi><mn>4</mn></msub></math> loãng.</p>
<p>b) dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><msub><mi>SO</mi><mn>4</mn></msub></math> loãng có cho thêm vài giọt dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mi>CuSO</mi><mn>4</mn></msub></math>.</p>
<p>Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng trong mỗi trường hợp.</p>
<p><strong>Giải</strong></p>
<p>a) Khi cho lá Fe vào dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><msub><mi>SO</mi><mn>4</mn></msub></math> loãng:</p>
<p>Lúc đầu xuất hiện bọt khí thoát ra từ lá sắt, lá sắt tan dần. Sau đó bọt khí thoát ra chậm dần do bọt khí bám trên bề mặt lá sắt ngăn cản sự tiếp xúc của Fe với dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><msub><mi>SO</mi><mn>4</mn></msub><mo>:</mo><mo> </mo><mi>Fe</mi><mo> </mo><mo>+</mo><mo> </mo><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><msub><mi>SO</mi><mn>4</mn></msub><mo> </mo><mi>loãng</mi><mo> </mo><mo>→</mo><mo> </mo><msub><mi>FeSO</mi><mn>4</mn></msub><mo> </mo><mo>+</mo><mo> </mo><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><mo>↑</mo></math></p>
<p>b) Khi cho lá sắt vào dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><msub><mi>SO</mi><mn>4</mn></msub></math> loãng có cho thêm vài giọt dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mi>CuSO</mi><mn>4</mn></msub></math></p>
<p>Lúc đầu bề mặt lá sắt có kim loại màu đỏ bám vào, sau đó khí thoát ra nhanh hơn, sắt bị hòa tan nhanh do có sự ăn mòn điện hóa</p>
<p> <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>Fe</mi><mo> </mo><mo>+</mo><mo> </mo><msub><mi>CuSO</mi><mn>4</mn></msub><mo> </mo><mo>→</mo><mo> </mo><msub><mi>FeSO</mi><mn>4</mn></msub><mo> </mo><mo>+</mo><mo> </mo><mi>Cu</mi><mo>↓</mo></math></p>
<p>Trong dung dịch <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msub><mtext>H</mtext><mn>2</mn></msub><msub><mi>SO</mi><mn>4</mn></msub></math> lá sắt là cực âm, kim loại Cu là cực dương.</p>
<p><span style="font-size: 8px;">⚫ </span> Tại cực âm: Fe bị oxi hóa <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>Fe</mi><mo> </mo><mo>→</mo><mo> </mo><msup><mi>Fe</mi><mrow><mn>2</mn><mo>+</mo></mrow></msup><mo> </mo><mo>+</mo><mo> </mo><mn>2</mn><mi mathvariant="normal">e</mi></math></p>
<p><span style="font-size: 8px;">⚫ </span>Tại cực dương: Ion <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msup><mi mathvariant="normal">H</mi><mo>+</mo></msup></math> bị khử <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mn>2</mn><msup><mi mathvariant="normal">H</mi><mrow><mo>+</mo><mo> </mo></mrow></msup><mo>+</mo><mn>2</mn><mi mathvariant="normal">e</mi><mo> </mo><mo>→</mo><mo> </mo><msub><mi mathvariant="normal">H</mi><mn>2</mn></msub><mo>↑</mo></math></p>