Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Hóa học / Bài 5. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hướng dẫn giải Câu hỏi 7 (Trang 33 SGK Hóa 10, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
<p>Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa, … Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA.</p>
<p>a) Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?</p>
<p>b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?</p>
<p>c) Viết cấu hình electron nguyên tử của S.</p>
<p>d) S là nguyên tố kim loại hay phi kim?</p>
<p><strong>Lời giải:</strong></p>
<p>a) Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA.</p>
<p>⇒ Nguyên tử của nguyên tố S có 6 electron thuộc lớp ngoài cùng (lớp thứ 3).</p>
<p>b) Sự phân bố electron lớp ngoài cùng là 3s<sup>2</sup> 3p<sup>4</sup>.</p>
<p>⇒ Các electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 3s và 3p.</p>
<p>c) Cấu hình electron nguyên tử của S là 1s<sup>2</sup> 2s<sup>2</sup> 2p<sup>6</sup> 3s<sup>2</sup> 3p<sup>4</sup>.</p>
<p>d) Lớp ngoài cùng có 6 electron nên S là phi kim.</p>