Hướng dẫn giải Vận dụng (Trang 13 SGK Hóa 10, Bộ Cánh diều)
<p><strong>Vận dụng (trang 13, Hóa lớp 10, Bộ Cánh diều):</strong></p>
<p>JJ. Thomson (J.J. Tôm – xơn), nhà vật lí người Anh, nhận giải thưởng Nô – ben vật lí vào năm 1906 vì đã phát hiện ra một loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử. Thomson đã chế tạo ống tia âm cực gồm một ống thủy tinh được hút phần lớn không khí ra khỏi ống, một hiệu điện thế cao được đặt vào 2 điện cực gắn ở hai đầu ống (Hình 2.4a). Ông phát hiện ra một dòng hạt (tia) đi ra từ điện cực tích điện âm (cực âm) sang điện cực tích điện dương (cực dương). Tia này được gọi là tia âm cực.</p>
<p>Các hạt tạo nên tia âm cực có các đặc điểm: (1) Chuyển động theo đường thẳng trong ống (Hình 2.4a). (2) Hoàn toàn giống nhau dù các vật liệu làm cực âm khác nhau. (3) Bị lệch trong điện trường, về phía bản cực tích điện dương được đặt giữa ống tia âm cực (Hình 2.4b).</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/06102022/van-dund-trand-13-sdk-hoa-10-cd-WghZ0Y.jpg" /></p>
<p>Hãy cho biết hạt tạo nên tia âm cực là loại hạt gì. Giải thích?</p>
<p><strong><span style="text-decoration: underline;"><em>Hướng dẫn giải:</em></span></strong></p>
<p>Một nguyên tử bao gồm các hạt: Electron (mang điện tích âm), Proton (mang điện tích dương) và Neutron (không mang điện tích).</p>
<p>Tia âm cực bị lệch trong điện trường về phía bản cực tích điện dương được đặt giữa ống tia âm cực -> tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm -> Hạt tạo nên tia âm cực là hạt electron.</p>