<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.</em>
</p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong>
</p><p style="text-align: justify;">Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:
</p><p style="text-align: justify;">– Tây Nguyên có 4,4 triệu dân (2002), trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 30% (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na,..), dân tộc Kinh sinh sống ở các đô thị, trục giao thông, lâm trường, nông trường.
</p><p style="text-align: justify;">– Dân cư phân bố thưa thớt nhất cả nước. Mật độ dân số năm 2002 là 81 người / km<sup>2</sup> (của cả nước là 254 người / km<sup>2</sup>).</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;">– Dân cư phân bố không đều giữa các vùng:
</p><p style="text-align: justify;">+ Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại (các vùng trồng cây công nghiệp ở Đăk Lăk, Lâm Đồng có mật độ dân số 101 – 200 người / km<sup>2</sup>).
</p><p style="text-align: justify;">+ Các vùng còn lại ở Kon Tum, Đăk Lăk, Đãk Nông có mật độ dân số dưới 50 người / km<sup>2</sup>
</p><p style="text-align: justify;">– Tỉ lệ dân thành thị của Tây Nguyên thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của cả nước. Buôn Ma Thuột là đô thị đông dân nhất của vùng (trên 201 nghìn người), các đô thị còn lại: Kon Tum, Plây Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc, Gia Nghĩa có số dân ít hơn (dưới 200 nghìn người).
</p>