Bài 28. Vùng Tây Nguyên
Bài 1 trang 105 SGK Địa lí 9
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><em>Trong xây dựng kinh tế – xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?</em> </p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong> </p><div class="Section1"> <p style="text-align: justify;">a) Thuận lợi: </p><p style="text-align: justify;">– Vị trí địa lí: </p><p style="text-align: justify;">+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ – một vùng kinh tế năng động của cả nước. </p><p style="text-align: justify;">+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương). </p><p style="text-align: justify;">+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20… </p><p style="text-align: justify;">– Tự nhiên: </p><p style="text-align: justify;">+ Đất badan màu mỡ (chiếm 66% diện tích đất badan cả nước) thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều… </p><p style="text-align: justify;">+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng. </p><p style="text-align: justify;">+ Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt cây công nghiệp. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">+ Rừng: còn khoảng 3 triệu diện tích rừng tự nhiên (29,2% cả nước) có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc… </p><p style="text-align: justify;">+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (21% cả nước, trên các sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai).</p> <p style="text-align: justify;">+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng (3 tỉ tấn). </p><p style="text-align: justify;">– Kinh tế – xã hội: </p><p style="text-align: justify;">+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm. </p><p style="text-align: justify;">+ Các tuyến giao thông Đông – Tây nối liền vùng với vùng duyên hải phía Đông, với Đông Nam Bộ, là cửa ngõ ra biển của vùng. </p><p style="text-align: justify;">+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện. </p><p style="text-align: justify;">+ Vùng đã và đang thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước/ </p><p style="text-align: justify;">b) Khó khăn: </p><p style="text-align: justify;">–  Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thiếu nước trầm trọng, mùa khô rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi. </p><p style="text-align: justify;">– Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn. </p><p style="text-align: justify;">– Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi </p><p style="text-align: justify;">– Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển. </p><p style="text-align: justify;">– Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái. </p></div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài