Bài tập trắc nghiệm 20,21,22,23,24 trang 96 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12
<p style="text-align: justify;"><strong>20.</strong> Theo quan niệm hiện nay, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá?
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">A. Đột biến và giao phối.
</p><p style="text-align: justify;">B. Chọn lọc tự nhiên.
</p><p style="text-align: justify;">C. Cách li sinh sản.
</p><p style="text-align: justify;">D. Thức ăn của sâu.
</p><p style="text-align: justify;"><strong>21.</strong> Trong quá trình tiến hoá, sự cách li địa lí có vai trò
</p><p style="text-align: justify;">A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
</p><p style="text-align: justify;">B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài,
</p><p style="text-align: justify;">C. là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
</p><p style="text-align: justify;">D. tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
</p><p style="text-align: justify;"><strong>22.</strong> Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là
</p><p style="text-align: justify;">A. nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền.
</p><p style="text-align: justify;">B. nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên
</p><p style="text-align: justify;">C. nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">D. vừa là các nhân tố làm phát sinh đột biến, vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>23.</strong> Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng
</p><p style="text-align: justify;">A. hình thành các cấp dưới loài.
</p><p style="text-align: justify;">B. tích luỹ các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người.
</p><p style="text-align: justify;">C. tích luỹ những đặc điểm thích nghi tương tự ở các loài khác xa nhau trong bậc thang phân loại.
</p><p style="text-align: justify;">D. hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi.
</p><p style="text-align: justify;"><strong>24.</strong> Biến động di truyền là hiện tượng
</p><p style="text-align: justify;">A. môi trường thay đổi làm thay đổi giá trị thích nghi của gen nên làm thay đổi tần số của các alen.
</p><p style="text-align: justify;">B. thay đổi tần số của các alen trong quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
</p><p style="text-align: justify;">C. đột biến phát sinh mạnh trong một quần thể lớn làm thay đổi tần số của các alen.
</p><p style="text-align: justify;">D. di – nhập gen ở một quần thể lớn làm thay đổi tần số của các alen.
</p><p style="text-align: justify;"><strong>ĐÁP ÁN </strong>
</p><p style="text-align: justify;"><strong><img src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/24_1.png" alt="Bài tập trắc nghiệm 20,21,22,23,24 trang 96 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12" width="322" height="43" title="Bài tập trắc nghiệm 20,21,22,23,24 trang 96 Sách bài tập (SBT) Sinh học 12"></strong>
</p>