Bài 7 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
<p style="text-align: justify;">Có một hồ nhỏ, nước đổ vào hồ từ một sông nhỏ nhưng do hậu quả của việc chặt phá rừng nên nước sông ngày một đục, mang theo nhiểu đất và xác sinh vật làm cho lòng hồ dần dần bị lấp đầy. Quá trình thay đổi của hổ diễn ra theo 4 giai đoạn (xem hình vẽ). Trong hồ có các sinh vật sản xuất là tảo đơn bào và sinh vật tiêu thụ bậc một là một số loài động vật nổi.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><img style="width: 100%;" src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/7142.png" alt="Bài 7 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải" title="Bài 7 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải">
</p><p style="text-align: justify;">Hãy cho biết:
</p><p style="text-align: justify;">– Sự biến đổi của các nhân tố sinh thái trong hồ qua các giai đoạn như thế nào?
</p><p style="text-align: justify;">– Hai đồ thị A và B biểu diễn sinh khối tảo ở 2 giai đoạn khác nhau của hồ. Đồ thị A và đồ thị B phù hợp với giai đoạn nào của hồ nước.
</p><p style="text-align: justify;"><img style="width: 100%; max-width: 400px;" src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/71142.png" alt="Bài 7 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải" title="Bài 7 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải">
</p><p class="Bodytext160">Dạng khác nhau của hồ. Đồ thị và đồ thị B phù hợp với giai bạn nào của hồ nước? Tại sao?
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext160"><strong><em>Lời giải:</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Các nhân tố sinh thái:
</p><p style="text-align: justify;">+ Ánh sáng trong nước giảm dần qua các giai đoạn, độ đục của nước tăng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhiệt độ nước không có sự thay đổi rõ rệt
</p><p style="text-align: justify;">+ Hàm lượng các chất mùn bã, đất, cát… tăng dần qua các giai đoạn.
</p><p style="text-align: justify;">+ Số lượng các sinh vật nổi và sinh vật bơi giảm dần, sinh vật đáy tăng dần.
</p><p style="text-align: justify;">+ Ở giai đoạn IV, sinh vật sản xuất là các loài thực vật có rễ bám vào đất xuất hiện nhiều.
</p><p style="text-align: justify;">– Đồ thị A và B:
</p><p style="text-align: justify;">+ Đồ thị A phù hợp với giai đoạn II của hồ, khi hàm lượng các chất mùn bã trong hồ còn ít.
</p><p style="text-align: justify;">+ Đồ thị B phù hợp với giai đoạn IV của hồ, khi đáy hồ có nhiều mùn bã, quá trình hô hấp kị khí tăng cao, giải phóng nhiều loại khí đẩy tảo đơn bào nổi lên mặt nước.
</p>