Bài 6 trang 126 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
<p style="text-align: justify;">Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật thường phân bố ở lớp nước bề mặt. Hãy dựa vào hiện tượng chênh lệch giữa nồng độ khí O<sub>2</sub> và CO<sub>2</sub> hoà tan trong nước và cường độ ánh sáng của lớp nước bề mặt so với các lớp nước phía dưới để giải thích hiện tượng trên.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Lời giải:</strong></em>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">– Không khí khuếch tán vào lớp nước bề mặt. Càng xuống lớp nước sâu, nồng độ các khí hoà tan đó (O<sub>2</sub> và CO<sub>2</sub>) càng giảm. Tuy nhiên, khí hình thành từ quá trình hô hấp kị khí ở đáy hồ thường cao hơn lớp nước bề mặt. Ví dụ: khí mêtan.</p>
<p style="text-align: justify;">– Thực vật có khả năng quang hợp (sử dụng nhiều CO<sub>2</sub> trong quang hợp) phân bố nhiều ở lớp nước bề mặt nơi có nhiều ánh sáng và nồng độ khí khuếch tán từ không khí vào cao.
</p>