Bài 5 trang 126 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
<p style="text-align: justify;">Hình bên mô tả quan hệ giữa nhiệt độ và độ sâu của hồ nước ngọt vào mùa hè.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><img style="width: 100%; max-width: 350px;" src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/5126.png" alt="Bài 5 trang 126 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải" title="Bài 5 trang 126 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải">
</p><p style="text-align: justify;">Hãy trả lời các câu hỏi:
</p><p style="text-align: justify;">– Sinh vật phân bố ở phần nào của mực nước hồ là nhiều nhất? Vì sao?
</p><p style="text-align: justify;">– Chỉ ra ít nhất 2 nguyên nhân để giải thích vì sao cường độ quang hợp thường diễn ra rất thấp ở mực nước sâu hơn 30m.
</p><p style="text-align: justify;">– Chỉ ra ít nhất 2 nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật thuỷ sinh trong hồ.</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;"><strong>Lời giải:</strong>
</p><p style="text-align: justify;"><strong></strong>– Dựa trên nguyên tắc sinh vật phân bố ở lớp nước có nhiều ánh sáng và có nồng độ khí hoà tan cao. Càng xuống lớp nước sâu thì cường độ ánh sáng và lượng ôxi hoà tan càng giảm.
</p><p style="text-align: justify;">– Cường độ quang hợp thường diễn ra rất thấp ở mực nước sâu hơn 30m vì cường độ ánh sáng thấp, nồng độ các khí không thích hợp cho việc quang hợp.
</p><p style="text-align: justify;">– Nguồn cung cấp dinh dưỡng có thể do xói mòn đất từ các vùng đất xung quanh, từ phân giải chất hữu cơ do sinh vật phân giải xác sinh vật trong hồ đem lại.
</p>