Bài 11. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THỂ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Bài tập 5 trang 48 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
<p style="text-align: justify;">Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Tại sao nói: Toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc? <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong> </p><p style="text-align: justify;">* Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển </p><p style="text-align: justify;">* Toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc vì: </p><p style="text-align: justify;">Thứ nhất, xét về mặt cơ hội, “Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển. </p><p style="text-align: justify;">Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. </p><p style="text-align: justify;">Thứ hai, “Toàn cầu hóa” là thách thức bởi vì: <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">– Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu cho các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ hội. </p><p style="text-align: justify;">– Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra con đường đúng đắn để phát triển lợi thế, nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi ro.</p> <p style="text-align: justify;">–  Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới là điều khó khăn. </p><p style="text-align: justify;">– Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước đang phát triển. </p><p style="text-align: justify;">– Sử dụng nguồn vốn nước ngoài thì phải tính đến hậu quả, chống thất thoát. </p><p style="text-align: justify;">–  Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. </p><p style="text-align: justify;">–  Nguy cơ về ô nhiễm môi trường. </p><p style="text-align: justify;">Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó, Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề sống còn của Đảng và nhân dân ta”. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài