Lý thuyết Quốc tế thứ hai – Lịch sử 10
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Quốc tế thứ hai </strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Ngày 14 – 7 — 1889. Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức ở Pa-ri.
</p><p style="text-align: justify;">Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, và lấy ngày 1 – 5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động để đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.
</p><p style="text-align: justify;">Cũng như Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội. Nhờ vai trò tích cực của Ph.Ăng-ghen. Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX: đoàn kết phong trào công nhân ở châu Âu và Mĩ, thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước…
</p><p style="text-align: justify;">Năm 1895, Ph.Ăng-ghen qua đời. Đây là một tổn thất lớn đối với phong trào công nhân. Những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Mác dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
</p><p style="text-align: justify;">Người đại diện cho trào lưu cơ hội chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX là E.Béc-xtai-nơ (1850 – 1932) ở Đức. Che đậy dưới danh nghĩa “xem xét lại” học thuyết Mác, Béc-xtai-nơ muốn gạt bỏ những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác về đấu tranh giai cấp (nên còn gọi là “chủ nghĩa xét lại”). Những người theo chủ nghĩa xét lại chủ trương thoả hiệp với giai cấp tư sản, xem đấu tranh nghị trường là hình thức chủ yếu để giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;">Tiếp tục sự nghiệp của Ph.Ăng-ghen, một số lãnh tụ cách mạng trong các đảng công nhân như: La-phác-gơ (Pháp). Bê-ben, Rô-da Lúc-xem-bua (Đức)… đã lên tiếng phê phán các xu hướng cơ hội, xét lại trái với học thuyết Mác. Tuy vậy, cuộc đấu tranh này không được tiến hành triệt để nên kết quả rất hạn chế. V.I.Lẽ-nin – lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga, đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại và tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân, kiên quyết đấu tranh để loại trừ ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội ra khỏi các đảng công nhân.
</p><p style="text-align: justify;">Trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng qua các đại hội tiếp theo của Quốc tế thứ hai diễn ra gay gắt và phức tạp giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa về những vấn đề cơ bản, đó là: vấn đề giành chính quyền của giai cấp vô sản, thái độ đối với vấn đề thuộc địa và chiến tranh đế quốc… Khuynh hướng cách mạng, đại diện là V.I.Lê-nin, kiên quyết lên án ách thống trị của các nước đế quốc đối với thuộc địa, tích cực đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc và kiên trì bảo vệ học thuyết Mác.
</p><p style="text-align: justify;">Do sự thiếu nhất trí về đường lối chiến lược, chia rẽ về tổ chức, Quốc tế thứ hai đi dần đến chỗ phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Hầu hết những người lãnh đạo các đảng xã hội dân chủ của các nước trong Quốc tế thứ hai ủng hộ chính phủ tư sản, đẩy quần chúng nhân dân và vô sản các nước vào cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc.
</p><p style="text-align: right;"><strong>Loigiaiahay.com</strong>
</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài