Lý thuyết Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mĩ. Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, sự thắng thế của xu hướng độc quyển và chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới… làm cho đời sống của công nhân và nhân dân lao động càng thêm khó khăn. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trong thời gian này.
</p><p style="text-align: justify;">Ở Đức, phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động phát triển mạnh mẽ trong những thập niên 70 – 80, buộc giai cấp tư sản phải bãi bỏ “Đạo luật đặc biệt”( ) (ban hành tháng 10-1878, nhằm chống lại công nhân) vào năm 1890.
</p><p style="text-align: justify;">Ở Pháp, do hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1882 – 1888, nhiều cuộc bãi công, biểu tình của công nhân liên tiếp diễn ra. Riêng năm 1886, tại các trung tâm công nghiệp, đặc biệt là vùng mỏ, phong trào đấu tranh đòi tăng lương và quyền dân chủ đã thể hiện sự lớn mạnh của công nhân Pháp.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Ở Anh, những cuộc bãi công của công nhân đòi tăng lương, thực hiện ngày làm 8 giờ và đòi cải thiện đời sống liên tục diễn ra, điển hình là cuộc bãi công của hàng vạn công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn vào cuối thập niên 80.</p>
<p style="text-align: justify;">Nét nổi bật của phong trào công nhân Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX gắn liền với những cuộc đình công và bãi công sôi nổi khắp cả nước.
</p><p style="text-align: justify;">Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân dệt Si-ca-gô (Mĩ) ngày 1-5-1886 đòi thực hiện chế độ ngày lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước.
</p><p style="text-align: justify;">Cũng trong thời gian này, do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản tiên tiến, các đảng công nhân, đảng xã hội hay các nhóm có khuynh hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân được thành lập: Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883), Liên minh xã hội dân chủ ở Anh (1884)… Thực tế trên đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới tiếp nối nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất. Sau khi C.Mác qua đời (1883), sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế thuộc về Ph.Ăng-ghen.
</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài