<p style="text-align: justify;">Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Năng suất lao động từ năm 1974 đến năm 1981 giảm xuống còn 0,43%/năm. Hệ thống tài chính-tiền tệ, tín dụng bị rối loạn; năm 1974, dự trữ vàng của Mĩ chỉ còn hơn 11 tỉ USD.
</p><p style="text-align: justify;">Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sứ mạnh kinh tế- tài chính, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;">Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) và rút quân về nước, các chính quyền Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”. Với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Sự đối đầu Xô-Mĩ đã làm suy giảm vị trí kinh tế và chính trj của Mĩ trong khi Tây Âu và Nhật Bản lại có điều kiện vươn lên. Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Trong bối cảnh đó, tháng 12-1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.
</p>