Lý thuyết Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1975
<p style="text-align: justify;">Về kinh tế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Trong khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948 là hơn 56%). Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Mĩ nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, ¾ dự trữ vàng của thế giới; nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
</p><p style="text-align: justify;">Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành <em>trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.</em>
</p><p style="text-align: justify;">Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau: 1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng đông, sang tạo; 2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh; 3. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất; 4. Các tổ hợp công nghiệp- quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước; 5. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về khoa học-kĩ thuật</em>, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn.
</p><p style="text-align: justify;">Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch), chinh phục vũ trụ (đưa người lên mặt trăng năm 1969) và đi đầu cuộc ” cách mạng xanh” trong nông nghiệp v,v,,
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về chính trị-xã hội</em>, từ năm 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua năm đời tổng thống (từ H. Truman đến R. Níchxơn). Chính sách đối nội chủ yếu của chinh quyền Mĩ đếu nhằm cải thiện tình hình xã hội. Mỗi đời tổng thống đưa ra một chính sách cụ thể nhằm khắc phục những khoa khăn trong nước.
</p><p style="text-align: justify;">Đó là: “Chương trình cải cách công bằng” của Truman, “Chính sách phát triển giao thông Liên bang và cải cách giáo dục của Aixenhao, “Bổ sung Hiến pháp theo hướng tiến bộ” của Kenndi, “Cuộc chiến chống đói nghèo” của Giônxơn, “Chính sách mới về lương và giá cả” của Nichxơn v.v..
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Đồng thời chính quyền Mĩ luôn thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ
</p><p style="text-align: justify;">Luật Táp-Háclay (1947) mang tính chất chống công đoàn rõ rệt ; “chủ nghĩa Mác Cácti tiêu biểu cho tư tưởng chống cộng sản ở Mĩ trong những năm 50.
</p><p style="text-align: justify;"><img src="https://baitapsachgiaokhoa.com/imgs/h1.6.jpg" alt="Lý thuyết Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1975" width="361" height="237" title="Lý thuyết Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1975">f </p>
<p style="text-align: justify;">Hinh 18: Trung tâm hàng không vũ trụ Kenndi
</p><p style="text-align: justify;">Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tê-tài chính của thế giới…nhưng nước Mĩ không hoàn toàn ổn định. Xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.
</p><p style="text-align: justify;">Ở MĨ, khoảng 400 người có thu nhập hằng năm từ 185 triệu USD trở lên, tương phản với 25 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.
</p><p style="text-align: justify;">Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.
</p><p style="text-align: justify;">Năm 1963, phong trào đấu tranh của người da đen chống nạn phân biệt chủng tộc bùng lên mạnh mẽ, thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng ra 125 thành phố. Từ năm 1969 đến năm 1973, những cuộc đấu tranh của người da đỏ vì quyền lợi của mình cũng diễn ra sôi nổi. Đặc biệt, phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam đã làm cho nước Mĩ chia rẽ sâu sắc.
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về đối ngoại</em>, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
</p><p style="text-align: justify;">Chiến lược toàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu: một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới; ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc Mĩ.
</p><p style="text-align: justify;">Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, đồng thời trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là việc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), dính líu vào các cuộc chiến tranh Trung Đông v.v..
</p><p style="text-align: justify;">Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.
</p>