Lý thuyết Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)
<p style="text-align: justify;">1.Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
<p style="text-align: justify;">Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.</p>
<p style="text-align: justify;">“Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.</p>
<p style="text-align: justify;">Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam. Thực chất, đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.</p>
<p style="text-align: justify;">Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao như: lợi dụng mâu thuẫn Trung-Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hào hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.</p>
<p style="text-align: justify;">2.Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ</p>
<p style="text-align: justify;">Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.</p>
<p style="text-align: justify;">Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đang trên đà thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969. Đó là một tổn thất vô cùng to lớn đối với dân tộc ta, đối với cách mạng ta.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2020/0205/tang-le-chu-tich-hcm.jpg" /></p>
<p style="text-align: justify;">Hình 73. Lế tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969</p>
<p style="text-align: justify;">Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc lịch sử. Trong Di chúc, Người nêu rõ: “ Cuộc kháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn….Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Người cũng nhắc nhở “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
<p style="text-align: justify;">Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta ở hai miền đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong hai năm 1970-1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sựu và chính trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2020/0205/hoi-nghi-cap-cao-3nc-d.jpg" /></p>
<p style="text-align: justify;">Hình 74. N. Xihanúc, Nguyến Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, Xuphanuvông (từ trái sang phải) tại Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương</p>
<p style="text-align: justify;">Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Camphuchia họp, nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập của N. Xihanúc ở Campuchia (18-3-1970), để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.</p>
<p style="text-align: justify;">Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của 4, 5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 22 000 tên địch, buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9-Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở khắp các thành thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt ở Sài Gòn, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị đều có phong trào cảu quần chúng nổi dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” cảu địch. Đến đầu năm 1971, cách mạng giành quyền làm chủ thêm 3 600 âp với 3 triệu dân. CHính quyền cách mạng cũng đã cấp cho nông dân trên 1,6 triệu héc ta ruộng đất.</p>
<p style="text-align: justify;">3.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972</p>
<p style="text-align: justify;">Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.</p>
<p style="text-align: justify;">Đến cuối tháng 6-1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mĩ đã phản công, gây cho ta nhiều thiệt hại. Đế quốc Mĩ tiến hành trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.</p>
<p style="text-align: justify;">Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).</p>