Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – …
Lý thuyết Nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
<p style="text-align: justify;">Văn nghệ dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi, nhất là vào các dịp hội làng. Ở miền xuôi, có các làn điệu quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng… Ở miền núi dân gian có hát lượn, hát khắp, hát xoang,… Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước (tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu…), trong đó nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). <br>Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở thời kì này là chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Sang thế kỉ XIX, có cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội)… <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;">Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý.<br>Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước ta. Chùa Tây Phương có 18 tượng vị tô với những phong cách khác nhau. Trong cung điện Huế có 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài