Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn.
<p style="text-align: justify;"><strong>Diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn được chia làm 3 giai đoạn:</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Giai đoạn 1: Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 – 1423).</strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
</p><p style="text-align: justify;">– Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.
</p><p style="text-align: justify;">– Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
</p><p style="text-align: justify;">– Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
</p><p style="text-align: justify;">– Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
</p><p style="text-align: justify;"><strong>2. Giai đoạn 2: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).</strong>
</p><p style="text-align: justify;"><strong><em>* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
</p><p style="text-align: justify;">– Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.
</p><p style="text-align: justify;">– Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
</p><p style="text-align: justify;"><strong><em>* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.
</p><p style="text-align: justify;"><strong><em>* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
</p><p style="text-align: justify;">– Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">– Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Giai đoạn 3: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 – cuối năm 1427).</strong>
</p><p style="text-align: justify;"><strong><em>* Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
</p><p style="text-align: justify;">– Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
</p><p style="text-align: justify;">– Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
</p><p style="text-align: justify;">– Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
</p><p style="text-align: justify;"><em>– Kết quả:</em> trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
</p><p style="text-align: justify;"><strong><em>* Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10-1427)</em></strong>
</p><p style="text-align: justify;">– Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.
</p><p style="text-align: justify;"><em>+ Đạo thứ nhất:</em> do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
</p><p style="text-align: justify;"><em>+ Đạo thứ hai:</em> do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
</p><p style="text-align: justify;">– Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
</p><p style="text-align: justify;">– Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
</p><p style="text-align: justify;">– Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
</p><p style="text-align: justify;">– Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
</p>