Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
Lý thuyết Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
<div class="Section1"> <p style="text-align: justify;"><strong>II.&nbsp;C&aacute;c cuộc kh&aacute;ng chiến chống x&acirc;m lược M&ocirc;ng &ndash; Nguy&ecirc;n ở thế kỉ XIII</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;">Dưới thời Trần, nh&acirc;n d&acirc;n Đại Việt phải đương đầu với một thử th&aacute;ch hiểm ngh&egrave;o: trong v&ograve;ng 30 năm phải tiến h&agrave;nh 3 lần kh&aacute;ng chiến chống qu&acirc;n x&acirc;m lược M&ocirc;ng &ndash; Nguy&ecirc;n hung bạo (1258, 1285, 1287 &ndash; 1288).</p> <p style="text-align: justify;">Dưới sự l&atilde;nh đạo của c&aacute;c vị vua Trần Th&aacute;i T&ocirc;ng, Trần Th&aacute;nh T&ocirc;ng, Trần Nh&acirc;n T&ocirc;ng, Th&aacute;i sư Trần Thủ Độ c&ugrave;ng h&agrave;ng loạt vị tướng t&agrave;i giỏi như Trần Quang Khải, Trần Kh&aacute;nh Dư, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ L&atilde;o v.v&hellip;, đặc biệt l&agrave; nh&agrave; qu&acirc;n sự thi&ecirc;n t&agrave;i Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), qu&acirc;n v&agrave; d&acirc;n Đại Việt đ&atilde; đo&agrave;n kết, cầm vũ kh&iacute; đứng l&ecirc;n chống giặc giữ nước.</p> <p class="Bodytext80" style="text-align: justify;">Lời hịch của Tiết chế Trần Hưng Đạo c&oacute; đoạn: &ldquo;Ta thường tới bữa qu&ecirc;n ăn, nửa đ&ecirc;m vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đ&igrave;a ; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống m&aacute;u qu&acirc;n th&ugrave; ; dẫu cho trăm th&acirc;n ta phơi ngo&agrave;i nội cỏ, ngh&igrave;n th&acirc;y ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin l&agrave;m.&rdquo;</p> <p class="Bodytext510" style="text-align: justify;" align="left">(&ldquo;Theo Thơ văn L&yacute; &mdash; Trần) <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;">Kinh th&agrave;nh Thăng Long ba lần bị qu&acirc;n x&acirc;m lược t&agrave;n ph&aacute;, bộ chỉ huy kh&aacute;ng chiến c&oacute; l&uacute;c bị kẹp giữa hai gọng k&igrave;m của qu&acirc;n x&acirc;m lược, từ Nam đ&aacute;nh l&ecirc;n v&agrave; từ Bắc đ&aacute;nh xuống. Nhưng, với &yacute; ch&iacute; ki&ecirc;n cường, với truyền thống y&ecirc;u nước s&acirc;u sắc, nh&acirc;n d&acirc;n Đại Việt đ&atilde; thực hiện lệnh của triều đ&igrave;nh &ldquo;nếu c&oacute; giặc ngo&agrave;i đến. phải liều chết m&agrave; đ&aacute;nh, nếu sức kh&ocirc;ng địch nổi th&igrave; cho ph&eacute;p lẩn tr&aacute;nh v&agrave;o rừng n&uacute;i, kh&ocirc;ng được đầu h&agrave;ng&rdquo;. Qu&acirc;n giặc đi đến đ&acirc;u, nếu kh&ocirc;ng bị đ&aacute;nh giết th&igrave; cũng chỉ thấy cảnh &ldquo;vườn kh&ocirc;ng nh&agrave; trống&rdquo;. Cuối c&ugrave;ng, ch&uacute;ng phải chịu thất bại trong c&aacute;c trận Đ&ocirc;ng Bộ Đầu, Chương Dương, H&agrave;m Tử, T&acirc;y Kết, Vạn Kiếp ở hai lần x&acirc;m lược 1258, 1285 v&agrave; đau đớn nhất, nặng nề nhất l&agrave; trận đại bại tr&ecirc;n s&ocirc;ng Bạch Đằng năm 1288 trong lần x&acirc;m lược thứ ba. Bạch Đằng nhất trận hoả c&ocirc;ng Tặc binh đại ph&aacute;, huyết hồng m&acirc;n giang.</p> <p style="text-align: justify;">(Bạch Đằng một trận hoả c&ocirc;ng Giặc kia tan t&aacute;c, m&aacute;u hồng đỏ s&ocirc;ng.)</p> <p style="text-align: justify;">Chiến thắng Bạch Đằng m&atilde;i m&atilde;i ghi s&acirc;u v&agrave;o lịch sử đấu tranh anh h&ugrave;ng của d&acirc;n tộc Việt Nam, kết th&uacute;c thắng lợi cuộc kh&aacute;ng chiến chống qu&acirc;n x&acirc;m lược M&ocirc;ng &ndash; Nguy&ecirc;n của nh&acirc;n d&acirc;n ta.</p> <p style="text-align: justify;">C&ugrave;ng thời gian n&agrave;y, năm 1282, qu&acirc;n M&ocirc;ng &ndash; Nguy&ecirc;n đ&oacute;ng thuyền đ&aacute;nh v&agrave;o Cham-pa. Qu&acirc;n d&acirc;n Cham-pa r&uacute;t lui khỏi kinh th&agrave;nh v&agrave; sau đ&oacute;, dưới sự chỉ huy của Th&aacute;i tử Ha-ri-g&iacute;t, tập trung lực lượng đ&aacute;nh lui qu&acirc;n x&acirc;m lược. Một bộ phận của ch&uacute;ng phải r&uacute;t l&ecirc;n ph&iacute;a bắc, theo sự điều động của nh&agrave; Nguy&ecirc;n đ&aacute;nh v&agrave;o ph&iacute;a nam của Đại Việt.</p> </div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài