Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
Lý thuyết Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
<p style="text-align: justify;"><strong>I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê</strong> </p><p style="text-align: justify;">Năm 980, được tin triều đình nhà Đinh gập nhiều khó khăn, vua Tống vội cho quân sang xâm lược nước ta. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lập tức được nhiều tướng lĩnh và bà Thái hậu họ Dương tôn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến. </p><p style="text-align: justify;">Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Với ý chí quyết chiến, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng, đánh tan quân xâm lược Tống ngay trên vùng Đông Bắc. Nhiều tướng giặc bị bắt. Nhà Tống buộc phải rút quân, bỏ mộng xâm lược nước ta. Quan hệ Việt – Tống trở lại bình thường. </p><p style="text-align: justify;"><strong>2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý</strong> </p><p style="text-align: justify;">Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, phía bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn, trong nước nông dân nổi dậy ở nhiều nơi. Trước tình thế đó. Tể tướng Vương An Thạch đã khuyên vua Tống sai quân xâm lược nước ta: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiềng nể”. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Tin quân Tống chuẩn bị xâm lược báo về. Thái hậu Ỷ Lan cùng vua Lý triệu tập các đại thần hội bàn. Thái uý Lý Thường Kiệt đã chú trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Được sự tán đồng của triều đình và sự ủng hộ nhiệt liệt của quân sĩ, năm 1075, Thái uý Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến, đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân nhà Tống ở đây rồi rút về nước. </p><p style="text-align: justify;">Đầu năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống đánh sang Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh). Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. Bài thơ Nam quốc sơn hà mãi mãi vang vọng non sông: </p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em>Nam quốc sơn hà Nam đế cư </em> </p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em>Tiệt nhiên định phận tại thiên thư</em></p> <p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em> Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm</em> </p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em> Nhữ dắng hành khan thủ bại hư.</em> </p><p style="text-align: justify;"><strong>Tạm dịch:</strong> </p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em>Sông núi nước Nam vua Nam ở </em> </p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em>Rành rành định phận ở sách trời </em> </p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em>Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm </em> </p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;"><em>Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.</em> </p><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;" align="left">(Theo Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội. H., 1971) </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài