Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Địa lý / Bài 21. Các nguồn lực phát triển kinh tế
Bài 21. Các nguồn lực phát triển kinh tế
<strong>Giải bài luyện tập trang 64 SGK Địa lí 10</strong>
<p>Lấy ví dụ về tác động của một trong các nhân tố: vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động, vốn đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào kiến thức đã học về các nguồn lưc phát triển kinh tế để lấy ví dụ.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Ví dụ về tác động của một trong các nhân tố đến phát triển kinh tế <em>(Em chọn 1 trong 4 ví dụ bên dưới để ghi vào vở, không cần ghi tất cả):</em></p>
<p>- Vị trí địa lí: Trung Quốc có vị trí giáp 14 quốc gia, phía đông giáp biển, gần các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc) và khu vực có nền kinh tế sôi động (Đông Nam Á) => Thuận lợi giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các nước trên thế giới.</p>
<p>- Tài nguyên khoáng sản: Trung Đông là khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ½ trữ lượng dầu mỏ của thế giới) => Phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.</p>
<p><em>(Nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột, chanh chấp xảy ra thường xuyên ở khu vực Trung Đông)</em></p>
<p>- Nguồn lao động: Việt Nam có dân số đông 98,6 triệu người (2021) => Nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.</p>
<p>- Vốn đầu tư nước ngoài: Ở Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng ¼ vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20,35% GDP (2019). Việc tăng vốn đầu tư nước ngoài giúp mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.</p>