Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Địa lý / Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
<strong>Trả lời câu hỏi mục II trang 72 SGK Địa lí 10</strong>
<p>Dựa vào hình 18.1, hình 18.2 và thông tin trong bài, em hãy:</p>
<p>- Trình bày khái niệm quy luật phi địa đới.</p>
<p>- Kể tên các vành đai đất và thực vật từ thấp lên cao ở sườn Tây dãy Cáp-ca. Giải thích vì sao thực vật và đất lại phân bố như vậy.</p>
<p>- So sánh sự khác nhau về vành đai thực vật ở hai sườn An-đét. Giải thích vì sao có sự khác nhau như vậy.</p>
<p><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0402/8.PNG" /></p>
<p><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0402/9.PNG" /></p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Quan sát các hình 18.1, 18.2 và đọc thông tin trong mục II (Quy luật phi địa đới).</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.</p>
<p>- Các vành đai đất và thực vật từ thấp lên cao ở sườn Tây dãy Cáp-ca:</p>
<p><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0402/10.PNG" /></p>
<p><em>=> Giải thích:</em> do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.</p>
<p>- Sự khác nhau về vành đai thực vật ở hai sườn An-đét:</p>
<p><em><strong>Sườn Tây An-đét</strong></em></p>
<p>+ 0 – 1000 m: Thực vật nửa hoang mạc.</p>
<p>+ 1000 – 2500 m: Cây bụi xương rồng.</p>
<p>+ 2500 – 3300 m: Đồng cỏ cây bụi.</p>
<p>+ 3300 – 5000 m: Đồng cỏ núi cao.</p>
<p>+ 5000 – 6500 m: Băng tuyết.</p>
<p><em><strong>Sườn Đông An-đét</strong></em></p>
<p>+ 0 – 1000 m: Rừng nhiệt đới.</p>
<p>+ 1000 – 1300 m: Rừng lá rộng.</p>
<p>+ 1300 – 3000 m: Rừng lá kim.</p>
<p>+ 3000 – 4000 m: Đồng cỏ.</p>
<p>+ 4000 – 5300 m: Đồng cỏ núi cao.</p>
<p>+ 5300 – 6500 m: Băng tuyết.</p>
<p><em>=> Giải thích:</em> do dãy An-đét chạy theo hướng kinh tuyết nên khí hậu có sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây.</p>