Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Địa lý / Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
<strong>Trả lời câu hỏi 2 mục II trang 29 SGK Địa lí 10</strong>
<p>Dựa vào hình 5.5 và thông tin trong bài, em hãy phân tích hiện tượng ngày,đêm dài ngắn theo vĩ độ theo các gợi ý sau:</p>
<p>- Nơi nào trên Trái Đất luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? Vì sao?</p>
<p>- Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?</p>
<p>- Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc.</p>
<p><img src="https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0316/55.PNG" /></p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Quan sát hình 5.5 và đọc thông tin trong mục 2 (Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ).</p>
<p><strong>Giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Xích đạo luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau do diện tích và thời gian được Mặt Trời chiếu sáng quanh năm như nhau.</p>
<p>- Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm chênh lệch nhau càng lớn.</p>
<p>- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc.</p>
<p>+ Ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời (diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài => ngày dài hơn đêm). Càng về phía cực Bắc, ngày càng dài, đêm càng ngắn. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, ngày kéo dài 24 giờ.</p>
<p>=> Bán cầu Nam diễn ra ngược lại.</p>
<p>+ Ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời (diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn => ngày ngắn hơn đêm). Càng về phía cực Bắc, ngày càng ngắn, đêm càng dài. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, đêm kéo dài 24 giờ.</p>
<p>=> Bán cầu Nam diễn ra ngược lại.</p>