Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Địa lý / Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
<strong>Giải bài luyện tập 1 trang 30 SGK Địa lí 10</strong>
<p>Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào kiến thức đã học về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:</p>
<p>- Sự luân phiên ngày, đêm.</p>
<p>- Giờ trên Trái Đất.</p>
<p><strong>Giải chi tiết:</strong></p>
<p>Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:</p>
<p>- Sự luân phiên ngày, đêm:</p>
<p>+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên cùng 1 thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa (nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm).</p>
<p>+ Đồng thời, Trái Đất luôn tự quay quanh 1 trục tưởng tượng.</p>
<p>=> Hiện tượng ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất.</p>
<p>- Giờ trên Trái Đất:</p>
<p>+ Để thuận tiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.</p>
<p>+ Giờ ở múi số 0 (đi qua đài thiên văn Greenwich ở thủ đô Luân Đôn, Anh) được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.</p>
<p>+ Trên thực tế, ranh giới múi giờ không hoàn toàn chạy dọc theo kinh tuyến mà thường quy định theo đường biên giới quốc gia.</p>
<p>+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 180<sup>o</sup> qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình DƯơng làm đường chuyển ngày quốc tế (nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180<sup>o</sup> thì lùi 1 ngày lịch, nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180<sup>o</sup> thì tăng 1 ngày lịch).</p>