Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)
Bài 1 trang 28 Tập bản đồ Địa lí 7
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bản thu hoạch về khu vực Nam Phi theo dàn ý sau:</em>
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về địa hình (độ cao, các dạng địa hình chủ yếu và sự phân bố của chúng).</em>
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về khí hậu (ảnh hưởng của dòng biển, của môi trường đối với nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trong năm).</em>
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về phân bố thực, động vật.</em>
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về những khoáng sản chủ yếu.</em>
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về thành phần chủng tộc (tên các chủng tộc, sự phân bố).</em>
</p><p style="text-align: justify;"><em>Về sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp (so với khu vực Bắc Phi và Trung Phi).</em>
</p><p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nam Phi là khu vực có điều kiện tự nhiên phong phú, giàu tài nguyên khoáng sản, thành phần chủng tộc đa dạng và có sự chênh lệch lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia.
</p><p style="text-align: justify;">Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri, bao quanh là các khối núi và sơn nguyên. Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-bec, ăn sát ra biển, có độ cao hơn 3000m.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ẩm và dịu hơn Bắc Phi. Phần phía đông nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng Mô-dăm-bích và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều. Càng đi sâu vào nội địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu trở nên khô hạn dần, hình thành hoang mạc Ca-la-ha-ri. Phía tây của Nam Phi do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben-ghê-la, khí hậu khô hạn, ít mưa, hình thành nên hoang mạc Na-míp ngay sát ven biển.
</p><p style="text-align: justify;">Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra biển có rừng nhiệt đới bao phủ. Càng đi sâu vào nội địa, rừng nhiệt đới ẩm chuyển sang rừng thưa rồi xa van, có hệ độn thực vật phong phú.
</p><p style="text-align: justify;">Nam Phi là khu vực giàu có về khoáng sản bậc nhất châu Phi với những loại khoáng sản chủ yếu như: sắt, đồng, vàng, niken, kim cương, uranium, côban, crôm, chì,…
</p><p style="text-align: justify;">Dân cư Nam Phi thuộc các chủng tộc Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Môn-gô-lô-ít và người lai. Chủng tộc Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it là 2 chủng tộc sinh sống chủ yếu ở phía Nam lục địa Phi, chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố trên đảo Ma-đa-ga-xca.
</p><p style="text-align: justify;">Các quốc gia Nam Phi có trình độ phát triể kinh tế rất chênh lệch. Đây là vùng có nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi (Nam Phi) nhưng cũng có những nước công nghiệp lạc hậu nhất châu Phi (Mô-dăm-bích, Ma-la-uy,…).
</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài