Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá siêu ngắn
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"><span style="color: #000000;"><strong>ND chính</strong></span></div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><span style="color: #000000;">Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc đời lao động tập thể của người dân chài trong công việc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp</span></p>
</div>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 1</strong></span></p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Trả lời câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 9, tập 1):</strong></span></p>
</div>
<p><span style="color: #000000;">* Bố cục: 3 phần</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nức của con người.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Đoạn 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Đoạn 3 (còn lại): cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><em>* </em>Không gian, thời gian</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Không gian: bao la, rộng lớn.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Thời gian: từ lúc hoàng hôn buông xuống, trời biển vào đêm, đến lúc mặt trời đội biển nhô lên, một ngày mới bắt đầu.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 2</strong></span></p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Trả lời câu 2 (trang 142 SGK Ngữ văn 9, tập 1):</strong></span></p>
</div>
<p><span style="color: #000000;">- Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian rộng lớn của vũ trụ, giữa biển khơi bao la, tráng lệ.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, so sánh, nhân hóa thể hiện được sự phong phú của các loài cá, vẻ đẹp kì diệu và sự giàu có của biển khơi, hiện lên hình ảnh người lao động mới thật đẹp, thật hăng say, con người hòa quyện với vẻ đẹp thiên nhiên; cảm hứng lãng mạn, bay bổng.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 3</strong></span></p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Trả lời câu 3 (trang 142 SGK Ngữ văn 9, tập 1):</strong></span></p>
</div>
<p><span style="color: #000000;">- Khổ 3: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Bút pháp lãng mạn nổi bật trong việc sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí.</span></p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><span style="color: #000000;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></span></div>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 4</strong></span></p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Trả lời câu 4 (trang 142 SGK Ngữ văn 9, tập 1):</strong></span></p>
</div>
<p><span style="color: #000000;">- Bài thơ có 4 từ “Hát".</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Lời thơ dõng dạc, giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt => tất cả góp phần làm nên âm hưởng của bài thơ vừa khỏe khoắn sôi nổi, vừa phơi phới bay bổng.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 5</strong></span></p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Trả lời câu 5 (trang 142 SGK Ngữ văn 9, tập 1):</strong></span></p>
</div>
<p><span style="color: #000000;">- Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Thiên nhiên tráng lệ, giàu có là nguồn tài nguyên vô tận luôn phục vụ con người, tham gia tích cực vào cuộc sống.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Con người hăng hái say mê lao động làm chủ cuộc sống, xây dựng cuộc sống mới.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Luyện tập</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color: #000000;">Viết đoạn văn phân tích khổ cuối của bài thơ:</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color: #000000;"> Bài thơ kết thúc bằng khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm lao động khẩn trương. Lại vẫn là âm thanh tiếng hát. Nếu như ở khổ đầu có tiếng hát mang niềm vui của những con người đi chinh phục thiên nhiên thì ở khổ cuối tiếng hát diễn tả sự phấn khởi của những con người chiến thắng đang trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá. Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn giữ được khí thế hăng say: <em>“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”</em>. Một hình ảnh thơ đẹp và đầy sức gợi bởi <em>“chạy đua cùng mặt trời”</em> cũng có nghĩa là họ đang tiếp tục chạy đua cùng với thời gian. Trở về không có nghĩa là công việc đã kết thúc. “Mặt trời đội biển nhô màu mới”, mang cái vẻ tinh khôi của bình minh trên biển hay cũng chính là một ngày mới, một cuộc sống mới đang bắt đầu đối với người lao động thực sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Bài thơ khép lại, nhưng ý thơ lại mở ra đến vô cùng với hình ảnh <em>“Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”</em>- một tương lai huy hoàng, đầy hứa hẹn đang chờ đón những con người lao động ấy.</span></p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài