Soạn bài Thuế máu SGK Ngữ văn 8 tập 2 chi tiết
<p style="text-align: justify;"><br /><!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
<div class="Section1">
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 1.</strong> Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả</p>
<p>- Tên chương “Thuế máu”: một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc. Thực chất là hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi ra những thứ thuế nặng nề, vô lý gông vào cổ của nhân dân An Nam. Đó là thứ thuế mà nhân dân đã phải dùng cả nước mắt, máu xương và tính mạng để đóng góp.</p>
<p>- Tên của các phần trong văn bản: “Chiến tranh và Người bản xứ”, “Chế độ lính tình nguyện” và “Kết quả của sự hi sinh”: gợi lên quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam.</p>
<p>=> Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2.</strong> So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">a) So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến tranh xảy ra</p>
<p style="text-align: justify;">- Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi cuộc chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biến họ thành vật hi sinh, các từ ngữ các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng.</p>
<p style="text-align: justify;">b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các bãi chiến trường ác liệt, xa xôi. Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót xa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3.</strong> Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của chính phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra các sự thực: người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4. </strong>Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”của họ?</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Kết quả: Khi chiến tranh chấm dứt thì các lời tuyên bố “tình tứ” của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại “giống người hèn hạ”, không nhận được bất kỳ ưu ái nào.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhận xét: Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xứ với họ thô bỉ như đối với súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bóc lột trắng trợn hết thuế máu.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 5.</strong> Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">*) Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Đồng thời, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.</p>
</div>
<p style="text-align: justify;">*) Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trước hết, những hình ảnh được xây dựng đều có tính xác thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản thân các hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa.</p>
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;">+ Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “đem xương mình chạm nên những chiếc gậy, “vật liệu biết nói”.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giọng điệu trào phúng đặc sắc:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý “đùng một cái”, “ấy thế mà”)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhắc lại những mĩ từ danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II ). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 6.</strong> Nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tố biếu cảm trong đoạn trích được học.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuật kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng rõ ràng. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sinh động nên không chối cãi. Để tăng tính xác thực, khi cần còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đả kích.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao. Từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa bỉ ổi của chính quyền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người nhận ra một lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột “thuế máu”.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa. Thực ra, trong bản thân yếu tố này đã bao hàm, đã chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>