Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự – Ngữ văn 8
Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự SGK Ngữ văn 8 tập 1 chi tiết
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 1. </strong>Để tóm tắt truyện ngắn<em> Lão hạc </em>của<em> </em>Nam Cao<em>,</em> một bạn nêu ra những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi và thực hiện các yêu cầu dưới đây.<strong><br /></strong><!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Có thể sắp xếp lại:</p>
<p class="Bodytext0">b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng.</p>
<p class="Bodytext0">a) Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.</p>
<p class="Bodytext0">d) Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.</p>
<p class="Bodytext0">c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.</p>
<p class="Bodytext0" align="left">g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, bị ốm một trận khủng khiếp.</p>
<p class="Bodytext0">e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.</p>
<p class="Bodytext0">i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.</p>
<p class="Bodytext0">h) Lão bỗng nhiên chấp nhận cái chết thực dữ dội.</p>
<p class="Bodytext0">k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2. </strong>Nêu lên những việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích <em>Tức nước vỡ bờ, </em>sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời: </strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
<p style="text-align: justify;"> Vì chưa đủ tiền nạp sưu, anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp, đánh đập đến nỗi người ta tưởng anh đã tưởng chết. Dân làng cõng anh về trả cho chị Dậu. May mắn nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Nhưng bát cháo vừa kề đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. Chị Dậu quá túng quẫn nên đã van xin chúng kho khất. Nhưng chúng vẫn quát với giọng hầm hè và chuẩn bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới “đường cùng”, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3. </strong><em>Tôi đi học</em> của Thanh Tịnh và <em>Trong lòng mẹ</em> của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt.</p>
<p style="text-align: justify;">– Cả hai văn bản được trích từ tác phẩm gốc là Quê mẹ và Những ngày thơ ấu.</p>
<p style="text-align: justify;">– <em>Tôi đi học</em> là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm. Ngoài cảm xúc dạt dào, tác giả còn sáng tạo thêm một số hình ảnh rất đẹp, rất hay nhưng không đi và trình tự nhất định nên rất khó tóm tắt.</p>
<p style="text-align: justify;">– <em>Trong lòng mẹ</em> là đoạn trích của chương IV hồi kí <em>Những ngày thơ ấu</em> của Nguyên Hồng. Đoạn trích kể lại cảnh bơ vơ tội nghiệp của bé Hồng đã mồ côi bố lại phải xa mẹ. Do tính chân thật của hồi kí, tác giả đã kể lại diễn biến của sự việc theo hồi ức nên có sự đảo lộn về trình tự, vì vậy rất khó tóm tắt.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài