Chiếu dời đô
Soạn bài Chiếu dời đô SGK Ngữ văn 8 tập 2 chi tiết
<p style="text-align: justify;"><br /><!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;"><strong>VỀ T&Aacute;C GIẢ V&Agrave; T&Aacute;C PHẨM </strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. T&aacute;c giả </strong></p> <p style="text-align: justify;">L&iacute; C&ocirc;ng Uẩn (974 &ndash; 1028) tức L&iacute; Th&aacute;i Tổ, người ch&acirc;u Cổ Ph&aacute;p, lộ Bắc Giang (nay l&agrave; x&atilde; Đ&igrave;nh Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). &Ocirc;ng l&agrave; người th&ocirc;ng minh, nh&acirc;n &aacute;i, c&oacute; ch&iacute; lớn v&agrave; lập được nhiều chiến c&ocirc;ng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. T&aacute;c phẩm</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- Ho&agrave;n c&aacute;nh s&aacute;ng t&aacute;c: </strong><em>Chiếu dời đ&ocirc;</em>&nbsp;được viết trong ho&agrave;n cảnh đất nước th&aacute;i b&igrave;nh, nh&agrave; L&iacute; muốn dời kinh đ&ocirc; từ th&agrave;nh Hoa Lư nhỏ hẹp ra nơi Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang v&agrave; củng cố, bảo vệ đất nước.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- </em><strong>Đặc điểm thể loại:</strong><em> Chiếu</em>&nbsp;l&agrave; một thể loại văn bản h&agrave;nh ch&iacute;nh của nh&agrave; nước qu&acirc;n chủ, được d&ugrave;ng cho vua để ban bố c&aacute;c mệnh lệnh. Chiếu cũng được d&ugrave;ng trong khoa cử nho học như một m&ocirc;n thi. Cũng như&nbsp;<em>chế</em>&nbsp;v&agrave;&nbsp;<em>biểu</em>,&nbsp;<em>chiếu&nbsp;</em>được viết bằng tản văn, chữ H&aacute;n, gọi l&agrave;&nbsp;<em>cổ thể</em>; từ đời Đường (Trung Hoa) mới theo lối tứ lục gọi l&agrave;&nbsp;<em>cận thể</em>&nbsp;(thể gần đ&acirc;y</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 1.</strong> Mở đầu Chiếu dời đ&ocirc;, L&iacute; C&ocirc;ng Uẩn viện dẫn sử s&aacute;ch Trung Quốc n&oacute;i về việc c&aacute;c vua đời xưa b&ecirc;n Trung Quốc cũng từng c&oacute; những cuộc dời đ&ocirc;. Sự viện dẫn đ&oacute; nhằm mục đ&iacute;ch g&igrave;?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thời trung đại, khi phải c&acirc;n nhắc, x&aacute;c định ch&iacute; hướng để l&agrave;m một việc g&igrave;, người ta thường lấy chuyện của &ldquo;Tiền nh&acirc;n&rdquo; ra l&agrave;m căn chuẩn, xem việc đ&uacute;ng đắn l&agrave; phải tu&acirc;n theo &ldquo;mệnh trời&rdquo;. Những thời đại ho&agrave;ng kim đ&atilde; qua được nhắc tới như những tấm gương để soi m&igrave;nh. L&iacute; Th&aacute;i Tổ cũng đ&atilde; l&agrave;m như vậy ở phần đầu b&agrave;i&nbsp;<em>Chiếu dời đ&ocirc;</em>. Việc dời đ&ocirc; của c&aacute;c triều đại nổi tiếng ở Trung Quốc được biện dẫn l&agrave; L&iacute; Th&aacute;i Tổ muốn b&agrave;y tỏ &yacute; nguyện l&agrave;m cho đất nước vững bền, thịnh vượng. Cũng như người trước, những việc trọng đại (dời đ&ocirc;) đều phải ph&ugrave; hợp với điều kiện thực tiễn, kh&aacute;ch quan (mệnh trời) v&agrave; hợp với l&ograve;ng người th&igrave; mới đạt được th&agrave;nh quả tốt đẹp. Trong mạch lập luận, dẫn việc dời đ&ocirc; của nh&agrave; Thương, Chu, L&iacute; C&ocirc;ng Uẩn đang chuẩn bị cho những l&iacute; lẽ sẽ thuyết tr&igrave;nh ở phần sau.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 2.</strong> Theo L&iacute; C&ocirc;ng Uẩn, kinh đ&ocirc; cũ ở c&ugrave;ng Hoa Lư (Ninh B&igrave;nh) của hai triều Đinh, L&ecirc; l&agrave; kh&ocirc;ng c&ograve;n th&iacute;ch hợp, v&igrave; sao?&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nh&igrave;n nhận hai triều Đinh, L&ecirc; trước đ&oacute; với một tinh thần ph&ecirc; ph&aacute;n t&iacute;ch cực, t&aacute;c giả nhận định rằng việc đ&oacute;ng đ&ocirc; ở v&ugrave;ng Hoa Lư đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n ph&ugrave; hợp nữa: &ldquo;<em>Cứ đ&oacute;ng y&ecirc;n đ&ocirc; th&agrave;nh ở nơi đ&acirc;y, khiến cho triều đại kh&ocirc;ng được l&acirc;u bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, mu&ocirc;n vật kh&ocirc;ng được th&iacute;ch nghi</em>&ldquo;. Hoa Lư l&agrave; v&ugrave;ng c&oacute; địa thế hiểm trở, khi tiềm lực ph&aacute;t triển chưa đủ mạnh th&igrave; n&oacute; hợp với chiến lược ph&ograve;ng thủ. Nhưng đến đời L&iacute; th&igrave; đất nước đặt ra nhu cầu ph&aacute;t triển, cho n&ecirc;n đ&ocirc; th&agrave;nh phải dời chuyển ra nơi c&oacute; địa thế kh&aacute;c. Kh&ocirc;ng chỉ c&oacute; l&iacute; lẽ, L&iacute; C&ocirc;ng Uẩn b&agrave;y tỏ cả tấm l&ograve;ng m&igrave;nh: &ldquo;<em>Trẫm rất đau x&oacute;t về việc đ&oacute;</em>&ldquo;. T&igrave;nh cảm của một &ocirc;ng vua lu&ocirc;n hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn x&atilde; tắc khiến người đọc cảm động. Để đến đoạn cuối, t&aacute;c giả cho ta thấy con mắt nh&igrave;n xa tr&ocirc;ng rộng, thấu t&igrave;nh đạt l&iacute; khi quyết định lựa chọn th&agrave;nh Đại La l&agrave;m nơi định đ&ocirc; l&acirc;u d&agrave;i.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 3.</strong> Theo t&aacute;c giả, địa thế th&agrave;nh Đại La c&oacute; những thuận lợi g&igrave; để c&oacute; thể chọn l&agrave;m nơi đ&oacute;ng đ&ocirc;?</p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Th&agrave;nh Đại La c&oacute; vị thế thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa l&iacute;, t&aacute;c giả ph&acirc;n t&iacute;ch r&otilde;: &ldquo;<em>Nơi trung t&acirc;m trời đất; được c&aacute;i thế rồng cuộn hổ ngồi</em>&ldquo;, bốn hướng đều th&ocirc;ng tho&aacute;ng lại ở thế &ldquo;<em>nh&igrave;n s&ocirc;ng dựa n&uacute;i</em>&rdquo; vững v&agrave;ng,&nbsp;<em>&ldquo;địa thế rộng m&agrave; bằng; đất đai cao m&agrave; tho&aacute;ng</em>&ldquo;. Tr&ecirc;n địa thế ấy, d&acirc;n cư sẽ tr&aacute;nh được lụt lội m&agrave; &ldquo;<em>mu&ocirc;n vật cũng rất mực phong ph&uacute; tốt tươi</em>&ldquo;. Thuận lợi về mặt địa l&iacute; như vậy sẽ k&eacute;o theo những thuận lợi về th&ocirc;ng thương, giao lưu: &ldquo;<em>Thật l&agrave; chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước</em>&ldquo;. Nơi định đ&ocirc; mới n&agrave;y sẽ đ&aacute;p ứng được vai tr&ograve; l&agrave; đầu mối trung t&acirc;m của kinh tế, ch&iacute;nh trị, văn ho&aacute; của đất nước.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 4.</strong> Chứng minh Chiếu dời đ&ocirc; c&oacute; sức thuyết phục lớn bởi c&oacute; sự kết hợp giữa l&iacute; v&agrave; t&igrave;nh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Lấy sử s&aacute;ch l&agrave;m chỗ dựa cho l&iacute; lẽ, lại lấy l&iacute; lẽ khu&ocirc;n thước ấy m&agrave; soi v&agrave;o thực tế của hai triều Đinh, L&ecirc; để thấy rằng việc dời đ&ocirc; l&agrave; tất yếu v&agrave; cuối c&ugrave;ng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La l&agrave;m nơi đ&oacute;ng đ&ocirc; mới tốt nhất, t&aacute;c giả của b&agrave;i chiếu đ&atilde; thiết lập một lập luận chặt chẽ, s&aacute;ng r&otilde;. H&igrave;nh thức văn xu&ocirc;i c&oacute; đan xen những c&acirc;u mang sắc th&aacute;i biểu cảm v&agrave; những c&acirc;u văn biền ngẫu gi&agrave;u nhạc điệu, c&acirc;n xứng, nhịp nh&agrave;ng (cặp đoạn c&acirc;u c&acirc;n xứng, s&oacute;ng đ&ocirc;i: &ldquo;Đ&atilde; đ&uacute;ng ng&ocirc;i<em>&hellip;</em>; lại tiện hướng<em>&hellip;</em>&ldquo;, Địa thế<em>&hellip;</em>; đất đai<em>&hellip;</em>) g&oacute;p phần t&iacute;ch cực tạo n&ecirc;n sức hấp dẫn của b&agrave;i chiếu.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 5*.</strong> V&igrave; sao n&oacute;i việc Chiếu dời đ&ocirc; ra đời phản ảnh &yacute; ch&iacute; độc lập, tự cường v&agrave; sự ph&aacute;t triển lớn mạnh của d&acirc;n tộc Đại Việt?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nh&igrave;n r&otilde; thực trạng của m&igrave;nh để c&oacute; những quyết định thay đổi đ&uacute;ng đắn, cần thiết cho thấy một sự tự &yacute; thức t&iacute;ch cực. &Yacute; thức ấy một khi thể hiện được &yacute; nguyện của cả d&acirc;n tộc sẽ trở th&agrave;nh tinh thần tự cường, l&agrave; dấu hiệu đ&aacute;ng mừng cho thấy sự lớn mạnh của một đất nước. Như ở đầu b&agrave;i viết đ&atilde; từng n&oacute;i đến, việc dời đ&ocirc; từ một nơi c&oacute; địa thế hiểm trở, thuận cho ph&ograve;ng ngự, ph&ugrave; hợp với tiềm lực c&ograve;n đang chưa mạnh đến một nơi rộng r&atilde;i, th&ocirc;ng lưu, thuận lợi cho ph&aacute;t triển mang &yacute; nghĩa chiến lược vĩ m&ocirc;, chứng tỏ d&acirc;n tộc Đại Việt đ&atilde; đủ sức x&acirc;y dựng độc lập tự cường như c&aacute;c quốc gia kh&aacute;c (nhất l&agrave; đối với phong kiến phương Bắc).</p> <p style="text-align: justify;">C&acirc;u kết của b&agrave;i chiếu: &ldquo;Trẫm muốn<em>&hellip;</em>&nbsp;C&aacute;c khanh nghĩ thế n&agrave;o?&rdquo; vừa thể hiện t&iacute;nh quyết đo&aacute;n của đấng minh qu&acirc;n lại vừa thể hiện tinh thần d&acirc;n chủ. Ngay điều n&agrave;y nữa cũng l&agrave; một phần sức mạnh thuyết phục của&nbsp;<em>Chiếu dời đ&ocirc;</em>. Tương truyền rằng, khi dời đ&ocirc;, thuyền vua đến dưới th&agrave;nh th&igrave; c&oacute; rồng v&agrave;ng bay l&ecirc;n, vua nh&acirc;n đ&oacute; đổi t&ecirc;n l&agrave; th&agrave;nh Thăng Long (rồng bay l&ecirc;n). Điềm b&aacute;o n&agrave;y khẳng định việc dời đ&ocirc; của đức L&iacute; Th&aacute;i Tổ l&agrave;&nbsp;<em>thi&ecirc;n thời, địa lợi&nbsp;</em>v&agrave;&nbsp;<em>nh&acirc;n ho&agrave;</em>. Thăng Long &ndash; H&agrave; Nội mảnh đất linh thi&ecirc;ng ng&agrave;n năm, h&ocirc;m nay c&ograve;n vang vọng lời&nbsp;<em>Chiếu dời đ&ocirc;</em>.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>III. LUYỆN TẬP</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong> Chứng minh&nbsp;<em>Chiếu dời đ&ocirc;</em>&nbsp;c&oacute; kết cấu chặt chẽ, lập luận gi&agrave;u sức thuyết phục.</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">&hellip; &ldquo;<em>Chiếu dời đ&ocirc;</em>&nbsp;được chia th&agrave;nh hai phần lớn với hệ thống l&iacute; lẽ được triển khai sắc sảo m&agrave; đầy thuyết phục. Ng&ocirc;n từ của văn bản tuy rất kiệm lời m&agrave; &yacute; tứ th&igrave; thấm đượm s&acirc;u xa.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Thi&ecirc;n đ&ocirc; chiếu</em>&nbsp;mở đầu bằng việc n&ecirc;u ra mục đ&iacute;ch quan trọng của việc dời đ&ocirc;. Dời đ&ocirc; l&agrave; để &ldquo;<em>ở nơi trung t&acirc;m</em>&rdquo; tiện &ldquo;<em>mưu toan việc lớn</em>&rdquo; v&agrave; cũng l&agrave; để &ldquo;<em>t&iacute;nh kế mu&ocirc;n đời cho con ch&aacute;u về sau</em>&rdquo;. Dời đ&ocirc; cũng c&oacute; nghĩa l&agrave; để tr&ecirc;n th&igrave; hợp mệnh trời, dưới th&igrave; thấu đạt &yacute; d&acirc;n. Như vậy dời đ&ocirc; thực l&agrave; để x&acirc;y dựng đất nước mạnh gi&agrave;u, đem lại hạnh ph&uacute;c v&agrave; nền th&aacute;i b&igrave;nh thịnh trị đời đời. X&eacute;t về l&iacute;, việc dời đ&ocirc;, đến đ&acirc;y, quả thực v&ocirc; c&ugrave;ng quan trọng. Nhưng để cho ch&acirc;n l&iacute; được vững ch&atilde;i hơn, nh&agrave; vua đ&atilde; dẫn ra những chứng nh&acirc;n của lịch sử để dễ d&agrave;ng thu phục nh&acirc;n t&acirc;m.&rdquo;&hellip;</p> <p style="text-align: right;">(<em>Ng&ocirc; Tuần</em>)</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài