7. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
<div id="box-content">
<p><strong class="content_question">Đề bài</strong></p>
<p><strong>(Trang 50, SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></p>
<div class="content_method_container">
<p class="content_method_header"><strong class="content_method">Phương pháp giải - Xem chi tiết</strong></p>
<div class="content_method_content">
<p dir="ltr">- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.</p>
<p dir="ltr">- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.</p>
<p dir="ltr">- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.</p>
</div>
</div>
<p><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong></p>
<p dir="ltr">a. Lựa chọn bài thơ</p>
<p dir="ltr">Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..</p>
<p dir="ltr">b. Tìm ý</p>
<p dir="ltr">- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.</p>
<p dir="ltr">- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.</p>
<p dir="ltr">- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.</p>
<p dir="ltr">c. Lập dàn ý</p>
<p dir="ltr">- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.</p>
<p dir="ltr">- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.</p>
<p dir="ltr">- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.</p>
<p dir="ltr">2. Viết bài</p>
<p dir="ltr">Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:</p>
<p dir="ltr">- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.</p>
<p dir="ltr">- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.</p>
<p dir="ltr">- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.</p>
<p dir="ltr">- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.</p>
<p dir="ltr">3. Chỉnh sửa</p>
<p dir="ltr">Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.</p>
<div>
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top">
<p align="center"><strong>Yêu cầu</strong></p>
</td>
<td valign="top">
<p align="center"><strong>Gợi ý chỉnh sửa</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top">
<p>Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.</p>
</td>
<td valign="top">
<p>Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top">
<p>Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.</p>
</td>
<td valign="top">
<p>Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top">
<p>Khái quát được cảm xúc về bài thơ. </p>
</td>
<td valign="top">
<p>Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top">
<p>Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.</p>
</td>
<td valign="top">
<p>Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>CoLearn.vn</p>
</div>
<div style="text-align: center; margin-top: 10px; margin-bottom: 10px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài